Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

CHỨC DANH ĐIỀU DƯỠNG17/01/2015

NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG VIÊN NGÀY NAY

 

     Hiện nay, trên thế giới ngành điều dưỡng đã có những bước chuyển biến quan trọng. Từ việc định nghĩa lại tên ngành (Điều dưỡng/ Nursing), chức danh (điều dưỡng viên/ nurse) và thay đổi vai trò của ĐDV để đảm nhận nhiệm vụ mới, đáp ứng được các nhu cầu sức khỏe nhân dân thì giáo dục chuyên ngành này cũng thay đổi để nâng cao vai trò chủ động của giáo viên và học viên theo hướng tiến bộ.

Ngày nay, ngành Điều dưỡng của thế giới đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực từ  đào tạo đến thực hành và tổ chức, quản lý. Ở các nước tiên tiến và một số nước phát triển… hệ thống điều dưỡng được hoàn thiện về trình độ, quy mô và chất lượng chăm sóc. Có nhiều điều dưỡng đã đạt chức danh, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ.

BẢNG SO SÁNH HỌC THUẬT VÀ TÊN GỌI NGHỀ NGHIỆP

Thời gian đào tạo

Học thuật /(tên nghề nghiệp)

Việt Nam

Châu Âu/Anh

Bắc Mỹ

Từ tá viên đến cử nhân (Nursing Assistant – Bachelor of Science in Nursing/ BSN)

1 năm

ĐD sơ cấp (ĐDSC)

Nursing Assistant Certificate/ Enrolled Nurse

(Trợ lý ĐD)

  • Nursing Assistant Certificate
  • Licensed Practical Nurse – LPN
  • Licensed Vocational Nurse- LVN

(Trợ lý ĐD)

2 năm

Điều dưỡng trung cấp (ĐDTC)

Practical Nursing Diploma

(Cao đẳng ĐD)

  • Associate of Science in Nursing- ASN/ AS
  • Registered Nurse/ RN.

 (Cao đẳng ĐD)

3 năm

Cao đẳng điều dưỡng (ĐDCĐ)

  • Bachelor of Nursing- BN
  • Registered Practical Nursing- RPNs (Cán sự ĐD)
  • Associate in Applied Science in Nursing- AS
  • Registered  Practical Nursing- RPNs

(Cán sự ĐD)

4 năm

Cử nhân điều dưỡng (CNĐD)

(Chuyên viên ĐD)

Thạc sĩ Khoa học Điều dưỡng (Master of Science in Nursing/ MSN)

2 năm

Thạc sĩ KHĐD/(ĐD chính)

MSN

- Nurse Practitioner (cộng đồng)

- Non- nurse practitioner (lâm sàng)

MSN

- Nurse Practitioner (cộng đồng)

- Clinical Nurse Spesialist (lâm sàng)

Tiến sĩ KH Điều dưỡng (Doctor of Science/ Philosophy of Doctor in Nursing/DSN/PhD)

3-4 năm

không

  • Doctor of Science in Nursing- DSN
  • Philosophy of Doctor in Nursing PhD- NP
  • Doctor of Science in Nursing- DSN
  • Philosophy of Doctor in Nursing PhD- NP
  • Doctor of Nursing Practice- DrNP
 

Sau tiến sĩ KHĐD (Postdoctorate degree in Nursing Science)

1-5 năm

không

Research

Research

v   Tên gọi chức danh và học vị từ năm 2007 của các nước phát triển Anh, Mỹ giống nhau.

v  Từ năm 2005 các nước phát triển đã mở rộng quyền kê toa hợp pháp cho các ĐDV cộng đồng có bằng cấp từ cử nhân trở lên và một số chuyên viên ĐD

 

Ở Thái Lan, Philippines đã có những chương trình đào tạo điều dưỡng theo từng chuyên ngành (Nurse Practitioner/ Specialist) : lão khoa, nhi khoa, người lớn, chăm sóc gia đình, cộng đồng, sức khỏe tâm thần, …theo xu hướng chăm sóc sức khỏe dựa vào chứng cứ (evidence- based healthcare ). Đặc biệt trên thế giới nhiều ĐDV theo học bậc học sau đại học để trở thành:

  • Chuyên viên điều dưỡng lâm sàng (Clinical Nurse Specialists): thực hiện công việc nâng cao về các lĩnh vực chuyên khoa như ung thư , sức khỏe tâm thần,…
  • Chuyên viên điều dưỡng hộ sinh (Certified Nurse Midwives): hỗ trợ các sản phụ và giúp chăm sóc cho trẻ sơ sinh.
  • Chuyên viên điều dưỡng gây mê (Nurse Anesthetists): làm việc với các các bệnh nhân trong phòng mỗ, phòng cấp cứu, …
  • Quản lý viên ca bệnh (Case Managers): giúp các bệnh nhân nhận sự chăm sóc liên tục và kịp thời.
  • Nghiên cứu viên điều dưỡng (Nurse Researchers): nghiên cứu, khám phá để cải thiện các phương pháp điều dưỡng, lượng giá các mô hình chăm sóc bệnh nhân, …
  • Chuyên viên điều dưỡng thực hành (Nurse Practitioners):  cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện các chức năng y khoa nâng cao mà trước đây chỉ được dành cho các y sĩ – hướng về cộng đồng.

Tóm lại, giờ đây vai trò của ĐDV đã thay đổi, đã là thành viên chăm sóc sức khỏe cũng như tham gia vào các lĩnh vực điều trị và chăm sóc, kết hợp với nghiên cứu để phát triển ngành nghề. Trong tương lai vị thế của ngành ĐD sẽ tương xứng với những giá trị nghề nghiệp, những đóng góp trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân như đã được thừa nhận ở các nước khác và đúng với nhận định của Tổ chức Y tế thế giới: “Dịch vụ điều dưỡng là một trong những trụ cột của hệ thống chăm sóc sức khỏe”.

   (BT. HOÀNG THỊ NGÂN)

TÀI LIỆU THAM KHẢO