0236.3827111

KHOA HỌC PHÍA SAU NỤ CƯỜI- PHẦN 1


    Giáo sư tâm lý học Harvard, Daniel Gilbert, là tác giả của cuốn “Stumbling on Happiness “ được biết đến rộng rãi và là ấn phẩm bán chạy nhất năm 2006. Tác phẩm của ông tiết lộ, những sai lầm có hệ thống mà tất cả chúng ta đều mắc phải là hình thành trong tưởng tượng của mỗi chúng ta về sự hạnh phúc hoặc khốn khổ vượt qua khỏi thực tại của nó.

    Các nhà tâm lý học luôn quan tâm đến cảm xúc, nhưng trong hai thập kỷ qua, nghiên cứu về cảm xúc đã bùng nổ, và một trong những cảm xúc mà các nhà tâm lý học đã nghiên cứu sâu sắc nhất là hạnh phúc. Gần đây, các nhà kinh tế học và các nhà thần kinh học đã gia nhập thành một nhóm. Mặc dù tất cả những ngành này có những lợi ích riêng biệt nhưng có sự giao nhau: Các nhà tâm lý học muốn hiểu những gì mọi người cảm thấy còn các nhà kinh tế học lại muốn biết những gì mọi người đánh giá cao, và các nhà thần kinh học muốn biết bộ não của con người phản ứng như thế nào với sự vật hiện tượng. Có ba lĩnh vực riêng biệt, tất cả đều quan tâm đến một chủ đề duy nhất đã đưa chủ đề đó lên bản đồ khoa học. Những nghiên cứu về hạnh phúc được xuất bản trong các tạp chí khoa học. Những nhà khoa học nghiên cứu về hạnh phúc đã giành được giải Nobel, và chính phủ trên khắp thế giới đang gấp rút tìm ra cách đo lường và tăng hạnh phúc cho công dân của họ.

                                            

                                      H -3

     Làm cách nào để đo lường vấn đề chủ quan như hạnh phúc?
Đo lường trải nghiệm chủ quan dễ dàng hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Đó là khi bác sĩ mắt đã làm khi muốn kiểm tra xem cặp kính nào phù hợp với bạn. Bác sĩ đặt một mắt kính trước mắt bạn và yêu cầu bạn cho biết cảm giác của mình, sau đó cô ấy lần lượt đặt các mắt kính khác lên. Người bác sĩ sẽ sử dụng những cảm nhận của bạn dưới dạng dữ liệu, từ những dữ liệu đó để phân tích khoa học và thiết kế mắt kính thích hợp và sẽ mang đến cho bạn tầm nhìn hoàn hảo nhất — tất cả đều dựa trên những chia sẻ về trải nghiệm chủ quan của bạn. Những phản ánh thời gian thực của mọi người rất gần đúng với trải nghiệm của họ và chúng có thể giúp chúng ta nhìn thế giới qua đôi mắt của họ. Mọi người có thể không nói với ai về hôm nay họ hạnh phúc như thế nào hoặc họ sẽ hạnh phúc như thế nào vào ngày mai. Nhưng họ có thể cho cho biết cảm giác của bản thân tại thời điểm được hỏi: "Bạn cảm thấy thế nào?". Đây có thể là câu hỏi thường gặp nhất trên thế giới, và không ai bị bối rối để trả lời nó.

     Có nhiều cách để đo lường hạnh phúc. Có thể hỏi mọi người “Bạn hạnh phúc như thế nào ngay bây giờ?” Và tiến hành đánh giá nó trên quy mô lớn. Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ để đo lưu lượng máu não, hoặc điện từ để đo hoạt động của “cơ mặt cười” trên gương mặt. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp này có mối tương quan cao và đòi hỏi có đủ khả năng tiến hành các biện pháp đo lường phức tạp, tốn kém này.

 

                                                                                                                        Người viết: Nguyễn Diệu Hằng

TLTK: https://hbr.org/2012/01/the-science-behind-the-smile