LIỆU PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG CHĂM SÓC VÀ TRỊ LIỆU TINH THẦN
Nghệ thuật là một lĩnh vực mà thông qua đó có thể tiết lộ và phơi bày những ẩn chứa bên trong linh hồn của mỗi con người thông qua việc gợi mở trí tưởng tượng của con người qua những trải nghiệm để khám phá những sự thật bị che giấu bởi hiện thực. Nghệ thuật có khả năng mô tả và hình dung lại cuộc sống, bộc lộ những khả năng chưa thể bộc lộ trước đây và khơi dậy sự tìm tòi về những điều khiến cuộc sống trở nên có ý nghĩa và có mục đích hơn. Nghệ thuật là phương tiện để thể hiện đức tin và kết nối với tôn giáo chính thống. Nó là một hiện tượng văn hóa thiết yếu giúp con người có thể vượt qua hoàn cảnh trước mắt, bao gồm cả những ràng buộc về thể chất của họ. [2].
Liệu pháp sáng tạo nghiệ thuật là một hình thức trị liệu bổ sung, là biện pháp hỗ trợ trong ngành y tế. Liệu pháp nghệ thuật dựa trên hội họa và vẽ thuộc một trong các liệu pháp sáng tạo bao gồm âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca và sách. Trong lĩnh vực tâm lý-ung thư, nhằm hỗ trợ người bệnh ung thư đối phó với bệnh tật và những ảnh hưởng của nó lên thể chất và tâm lý. Trong hai thập kỷ qua, liệu pháp nghệ thuật dựa trên hội họa hoặc vẽ đã được thực hiện trong nhiều cơ sở y tế phục hồi chức năng ung thư. [2].
Liệu pháp nghệ thuật là một phương thức trị liệu đặc biệt quan trọng trong bối cảnh trị liệu cho người bệnh, đặc biệt là với những người mắc bệnh nan y. Đó là một quá trình chủ quan, sáng tạo và trực quan sâu sắc. Liệu pháp nghệ thuật là một nguồn cung cấp mối quan hệ trị liệu thông qua phương tiện nghệ thuật, cho phép các nhu cầu tinh thần được thể hiện và khám phá. Việc sử dụng các chất liệu nghệ thuật để tạo ra các bức hình và tranh vẽ trong liệu pháp nghệ thuật là một bản ghi mang tính hữu hình và giúp hình dung về việc tìm kiếm ý nghĩa, chiêm nghiệm tâm linh và hiểu biết tâm linh của người bệnh [2].
Trong một nghiên tổng hợp của Van Lith (2016), những nghiên cứu được tổng hợp đã báo cáo rằng đối tượng tham gia nghiên cứu nhận thấy việc tham gia liệu pháp nghệ thuật có liên quan trực tiếp đến vấn đề tâm linh của chính họ và đã giúp họ nhìn nhận ra cũng như xây dựng lại ý thức về bản thân và dễ dàng tiếp nhận những quan điểm mới trong suốt quãng thời gian gian một năm [14].
Trong kết quả nghiên cứu của Forzoni (2010) trên 54 người bệnh ung thư. Có 94,5% người tham gia cho ý kiến về việc ứng dụng liệu pháp nghệ thuật là hữu ích đối với họ. trong đó có 37,3% cho rằng liệu pháp nghệ thuật là hữu ích vì giúp họ đạt được trạng thái tâm lý tích cực, thư giãn và / hoặc sáng tạo. 33,3% cho rằng liệu pháp nghệ thuật là hữu ích vì họ chuyển từ tác phẩm nghệ thuật sang tự thuật, tức là thông qua đó họ có thể nói về bản thân và cảm thấy được lắng nghe. 29,4% cho rằng liệu pháp nghệ thuật là hữu ích vì nó giúp họ thể hiện và đánh giá chi tiết cảm xúc của mình và tìm thấy những ý nghĩa mới mẻ trong cuộc sống [1].
TLTK:
1. Forzoni, S., Perez, M., Martignetti, A., & Crispino, S. (2010). Art therapy with cancer patients during chemotherapy sessions: an analysis of the patients' perception of helpfulness. Palliative & supportive care, 8(1), 41-48.
2. Geue, K., Goetze, H., Buttstaedt, M., Kleinert, E., Richter, D., & Singer, S. (2010). An overview of art therapy interventions for cancer patients and the results of research. Complementary therapies in medicine, 18(3-4), 160-170.
3. Ghaderi, A., Tabatabaei, S. M., Nedjat, S., Javadi, M., & Larijani, B. (2018). Explanatory definition of the concept of spiritual health: a qualitative study in Iran. Journal of medical ethics and history of medicine, 11.
NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN DIỆU HẰNG
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN