Sơ cứu nạn nhân bị chó cắn
Theo CDC (Center for Disease Control), trên toàn nước Mỹ hàng năm có khoảng 4,5 triệu người bị chó cắn, trong đó có 900.000 trường hợp bị nhiễm trùng. 71% nạn nhân bị cắn bởi pitbull, theo sau là rottweilers. Nạn nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Nạn nhân chủ yếu là trẻ nhỏ.
Theo số liệu thống kê ở Việt Nam năm 2016 có 400.000 người bị chó cắn, trong đó có 91 ca tử vong do bệnh dại.
Do đó, vấn đề phòng chống cũng như sơ cứu ban đầu rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các hậu quả không đáng có xảy ra.
A. Sơ cứu ban đầu:
Nếu là vết thương nhỏ, rỉ máu hoặc vết xước thì có thể xử trí ở nhà. Tuy nhiên phải thường xuyên theo dõi con chó đã cắn.
- Đặt một miếng vải sạch lên vết thương, có thể băng ép để ngăn ngừa mất máu.
- Cố giữ khu vực bị thương ở vị trí cao.
- Rửa vết thương cẩn thận bằng xà bông dưới dòng nước chảy;
- Dùng một miếng gạc vô trùng để băng vết thương;
- Thường xuyên theo dõi vết thương và các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra.
- Nên đến cơ sở ý tế để tiêm SAT và vaccine nếu cần.
B. Đề phòng chó cắn:
- Không tiếp xúc với chó mèo lạ
- Khi tiếp cân với chó lạ, không nên chạy, la hét hoảng sợ, không nên nhìn vào mắt con vật. Tạo tư thế cái cây hoặc trái bóng an toàn.
- Không quấy rầy chó, mèo khi nó đang ăn, ngủ hoặc cho con bú.
- Trước khi nhận nuôi con vật, cho phép nó đánh hơi chủ nhân và gãi phần cằm cổ con vật, tránh vuốt đầu.
- Báo cáo cho trung tâm kiểm soát động vật về trường hợp chó mèo đi lạc hoặc những con vật có những hành vi lạ.
- Không cổ vũ những hành vi tấn công, hung dữ của vật nuôi.
- Dọm mõm vật nuôi khi dắt đi ở nơi công cộng.
Người viết: Nguyễn Diệu Hằng
TLTK:
https://firstaidforlife.org.uk/first-aid-dog-bites/
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN