Sự ảnh hưởng của thuốc và thực phẩm lên màu sắc và mùi của nước tiểu.
Thông thường, mỗi ngày chúng ta sẽ thải ra gần 6.5 cốc nước tiểu, với 4 đến 8 lần đi tiểu. Đây là một thói quen hàng ngày do đó nhiều khi chúng ta ít chú ý đến. Ngoại trừ trường hợp có bất thường về màu sắc hoặc mùi của nước tiểu.
Màu sắc của nước tiểu thường dao động từ màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm, tùy thuộc vào nồng độ đậm đặcvà tỷ lệ các sản phẩm được thải qua nước tiểu. Điều đó cho thấy nó phụ thuộc một phần vào lượng chất lỏng mà chúng ta tiêu thụ. Màu vàng xuất phát từ urochrome, một chất được tạo ra bởi sự phân hủy hemoglobin- protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu.
Tuy vậy, có một số lượng đáng kể các yếu tố có thể ảnh hưởng đến màu sắc và mùi của nước tiểu của chúng ta. Những loại phổ biến nhất thường là vô hại và tạm thời, bao gồm thực phẩm, vitamin và một số loại thuốc nhất định. Nhưng đôi khi những tín hiệu thay đổi trong của nước tiểu là báo hiệu một vấn đề y tế nào đó, có thể từ tương đối lành tính (nhiễm trùng đường tiết niệu) đến nghiêm trọng (ung thư thận hoặc bàng quang).
Nhiều loại thuốc theo đơn và thuốc không bán theo đơn có thể làm thay đổi diện mạo của nước tiểu. Vì vậy, trong một số điều kiện sức khỏe, phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), chất nhờn và các tế bào bạch cầu liên kết với UTI có thể biến nước tiểu trở nên đục và có mùi khó chịu. Các triệu chứng khác bao gồm nhu cầu đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp, đau rát khi đi tiểu và đau bụng. Những triệu chứng này Thường biến mất nhanh chóng sau khi bắt đầu uống thuốc kháng sinh.
Màu của nước tiểu |
Thuốc |
Đỏ |
Senna (Ex-Lax), chlorpromazine (Thorazine), Thioridazine (Mellaril) |
Cam |
Rifampin (Rifadin), Warfarin (Coumadin), Phenazopyridine) |
Xanh lá/ xanh dương |
Amitriptyline (Generic), Indomethacin (Indocin), Cimetidine (Tagamet), Promethazine (Phenergan) |
Nâu đậm/ bã trà |
Chloroquine (Aralen), Primaquine (Generic), Metronidazole (Flagyl), Nitrofurantoin (Furadantin). |
Sự thay đổi màu sắc nước tiểu do thuốc
Củ cải đường, mâm xôi và đại hoàng có thể tạm thời biến nước tiểu sang màu hồng hoặc đỏ. Nó có thể gây lo ngại, bởi sự nhầm lẫn với máu. Trên thực tế, các sắc tố của củ cải đường chịu ảnh hưởng ở mức độ nhất định của axit dạ dày và thường là quá mờ nhạt để hiển thị trong nước tiểu. Hiện tượng này - được gọi là "beeturia" - chỉ xảy ra trong khoảng 10% đến 14% dân số. Đại hoàng cũng có thể chuyển nước tiểu màu nâu đậm hoặc màu trà, tương tự như lô hội. Cà rốt, nước ép cà rốt, và vitamin C có thể nhuốm màu cam nước tiểu, và vitamin B có thể biến nước tiểu thành màu vàng huỳnh quang.
TLTK: Jaclyn Shipp and El-Sayed M. Abdel-Aal (2010). Food Applications and Physiological Effects of Anthocyanins as Functional Food Ingredients. The Open Food Science Journal, 4, 7-2.
Người viết:
NGUYỄN DIỆU HẰNG
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN