Vai trò của thực vật họ Allium trong dinh dưỡng chống ung thư
Theo Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, hành (Allium cepa) và tỏi (Allium sativum) là hai loài rau củ họ allium chứa các chất rất có lợi cho sức khỏe. Chi Allium bao gồm tỏi, hành, hẹ, tỏi tây... Những loại rau này phổ biến trong các món ăn trên toàn thế giới và được đánh giá cao về các đặc tính dược phẩm tiềm năng của chúng [2].
Trong một nghiên cứu của tác giả Galeone và cộng sự (2006) đã sử dụng dữ liệu từ một mạng lưới hợp nhất các nghiên cứu về kiểm soát trường hợp của Ý và Thụy Sĩ. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tần suất sử dụng hành củ và tỏi với ung thư ở các vị trí khác nhau. Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa tần suất sử dụng thực phẩm rau củ họ Allium và nguy cơ mắc ung thư phổ biến [1].
Tương tự trong một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một số mối liên quan giữa tiêu thụ thực vật họ Allium với giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Các nghiên cứu này làm nổi bật các cơ chế tiềm năng của các hợp chất có chứa lưu huỳnh riêng biệt và các chế phẩm khác chiết xuất từ các loại rau này, làm giảm hoạt tính sinh học của chất gây ung thư, hoạt động kháng khuẩn và chống oxy hóa [2,3].
Ngoài ra, với chức hỗ trợ kháng khuẩn, hành và tỏi có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm phế quản và cảm lạnh thông thường, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Tỏi cũng có thể làm giảm nguy cơ huyết khối, giúp giữ cho động mạch linh hoạt và giúp giảm huyết áp, do đó hành và tỏi và thực vật họ Allium có thể hỗ trợ giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
Hàm lượng Folate được tìm thấy trong củ hành có thể giúp làm giảm các triệu chứng của trầm cảm. Sự tăng thành phần Homocysteine làm ngăn cản sự dinh dưỡng và tưới máu não, Folate phần nào giúp ngăn ngừa sự hình thành Homocystein.
Hành có hàm lượng vitamin C cao, cần thiết cho việc xây dựng và duy trì collagen, tái tạo và duy trì cấu trúc cho da và tóc.
Người viết: Nguyễn Diệu Hằng
TLTK:
Galeone C, Pelucchi C, Levi F, Negri E, Franceschi S, Talamini R, Giacosa A, La Vecchia C (2006). Onion and garlic use and human cancer, Am J Clin Nutr.84(5):1027-32
Nicastro HL, Ross SA, Milner JA (2015). Garlic and onions: their cancer prevention propertiesCancer Prev Res (Phila). 8(3):181-9. doi: 10.1158/1940-6207.
Guercio V, Galeone C, Turati F, La Vecchia C (2014). Gastric cancer and allium vegetable intake: a critical review of the experimental and epidemiologic evidence. Nutr Cancer. 66(5):757-73.
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG & THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG
- ĐIỀU DƯỠNG VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM
- CHỈ THỊ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TẮC ỨNG XỬ, NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
- CÁC THUẬT NGỮ CẦN LƯU Ý TRONG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN