DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG05/07/2017
DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1. Nguyên tắc điều trị:
- Điều chỉnh lối sống, duy trì cân nặng hợp lý
- Ôn định đường huyết.
- Kiểm soát tốt mỡ máu
- Phòng ngừa các biến chứng
2. Nhu cầu dinh dưỡng:
2.1 Năng lượng
Phụ thuộc cân nặng, mức độ vận động và tình trạng bệnh lý Đối với người bệnh có mức hoạt động nhẹ thì nhu cầu trung bình là: 30 kcal/kg/ngày
2.2 Chất đạm (protid): 15-20% tổng năng lượng hoặc 1-1.5g/kg/ngày Nguồn chất đạm: đạm động vật 50%, đạm thực vật 50% ( đạm đậu nành ) Giảm đạm <0.8g/kg/ngày khi có biến chứng suy thận
Chất béo (lipid): 25-30 % tổng năng lượng
Acid béo chưa no một nối đôi: chiếm 1/3 tổng số lipid (10-15%)
Acid béo chưa no nhiều nối đôi: chiếm 1/3 tổng số lipid (10%)
Acid béo no: chiếm < 1/3 tổng số lipid (7-10%)
cholesterol: <300mg/ngày (200- 250mg/ngày)
Chất bột đường (glucid): 50-60% tổng năng lượng
Đường surose <10% tổng lượng glucid
Hạn chế tổng lượng glucid, nên chọn các glucid phức, glucid có chỉ số đường huyết và chỉ số tải đường thấp.
2.4.1 Khái niệm về chỉ số đường huyết ( Glycemic Index: GI )
Chỉ số đường huyết của thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm được so sánh mức tăng đường huyết sau khi ăn một lượng thực phẩm chuẩn (50g đường glucose hoặc bánh mì trắng)
GI của Glucose và bánh mì được chon mức chuẩn 100
✓ GI ≤ 55: thấp
✓ GI 56 - 69: trung bình
✓ GI ≥ 70: cao
GI của thực phẩm phụ thuộc vào thành phần cũng như cách thức chế biến
2.4.2 Khái niệm về chỉ số tải đường ( Glycemic Load: GL )
✓ Lượng tải đường phụ thuộc 02 yếu tố: lượng đường của phần thực phẩm ăn vào và chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Vì vậy lượng tải đường phản ánh cả về số lượng và chất lượng của chất bột đường, nó giúp tiên đoán đáp ứng đường huyết với một lượng cụ thể thức ăn có chứa chất bột đường.
✓ Công thức tính tải đường: GL = [GI / 100 x lượng chất bột đường /phần]
GL thấp ≤ 10
GL trung bình 11 - 19
GL cao ≥ 20
2.5 Chất xơ: 20-40g
2.6 Muối: <6 g/ngày. Nếu có kèm cao huyết áp suy tim < 4 g muối/ngày
2.7 Vitamin, khoáng chất:theo nhu cầu khuyến nghị
3. Tư vấn người bệnh:
3.1 Những điều nên thực hiện:
- Ăn điều độ đúng giờ, phụ thuộc vào giờ uống thuốc hoặc chích insulin
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Nên ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ.
- Ăn 4 bữa: sáng 20%, trưa 30%, chiều 30%, tối 20% tổng năng lượng
- Bũa ăn có đa dạng các loại thực phẩm
- Giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ( cơm, mì, bánh mì, khoai tây,...), thay các loại thực phẩm tinh chế như gạo trắng, bún, phở, bánh mì trắng trong bữa ăn hằng ngày bằng các ngũ cốc thô như gạo lức, bánh mì đen, bắp, khoai củ.
- Chọn trái cây có chỉ số đường huyết và lượng tải đường huyết thấp
- Nên ăn cá thay thịt tối thiểu 3 lần / tuần.Cá béo có lợi cho tim mạch (cá thu, cá trích, cá hồi, cá basa,...).
- Chế độ ăn nhiều rau xanh. Lượng rau quả tươi nên dùng mỗi ngày > 400 -500g/ngày.
- Ăn vừa đủ các loại trái cây (2-3 suất /ngày): bưởi, bơ, dưa hấu, cam, đào, lê, táo tây. Hạn chế trái cây ngọt: sầu riêng, mít, nhãn, vải, nho, dứa, chuối, xoài,...
- Hạn chế muối < 6g/ngày. Chú ý ăn nhạt hơn nếu có kèm cao huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên: Nên tập thể dục từ 30 - 45 phút mỗi ngày. Người lớn tuổi nên chọn hình thức đi bộ, đạp xe đạp.
3.2 Những điều cần tránh:
- Bỏ bữa ăn, ăn dồn vào bữa sau
- Các thức ăn có nhiều đường và muối
- Ăn nhiều thực phẩm nhiều cholesreton và chất béo no: đồ lòng, phomai, bơ, mỡ,..
- Uống rượu bia vì có nguy cơ gây hạ đường huyết, đặc biệt uống rượu mà không ăn
4. Phụ lục
Bảng chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm
Nhóm thực phẩm |
Tên thực phẩm |
GI |
Lương thực |
Bánh mì trắng |
100 |
Bột dong |
95 |
|
Gạo trắng |
89 |
|
Gạo lứt |
72 |
|
Lúa mạch |
35 |
|
Quả chín |
Dưa hấu |
72 |
Sầu riêng, mít, nhãn, vải |
70 |
|
Dứa |
66 |
|
Chuối |
62 |
|
Xoài |
55 |
|
Nước ép bưởi |
48 |
|
Cam |
40 |
|
Táo tây |
39 |
|
Bưởi |
25 |
|
Bơ |
20 |
|
Khoai củ |
Khoai lang |
54 |
Khoai sọ |
58 |
|
Khoai mì |
50 |
|
Khoai từ |
51 |
|
Khoai tây nghiền |
74 |
|
Khoai tây bỏ lò |
135 |
|
Đậu |
Đậu xanh |
49 |
Đậu nành |
18 |
|
Sữa |
Sữa gầy |
32 |
Sữa chua |
52 |
|
Đường |
Đường cát |
86 |
Bảng GI và GL của một số trái cây
FOOD |
Glycemic index (glucose = 100) |
Serving size (grams) = 1 suất |
Glycemic load per serving |
Bưởi (Grapefruit) |
25 |
120 |
3 |
Lê (Pear, average) |
38 |
120 |
4 |
Táo tây (Apple, average) |
39 |
120 |
6 |
Cam (Orange, average) |
40 |
120 |
4 |
Đào (Peach, average) |
42 |
120 |
5 |
Nho (Grapes, average) |
59 |
120 |
11 |
Chuối (Banana, ripe) |
62 |
120 |
16 |
Dưa hấu (Watermelon) |
72 |
120 |
4 |
Nguồn: PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH NỘI KHOA - BỆNH VIỆN 115 TP.HCM
GV.Tô Thị Liên
» Tin mới nhất:
- TÀI LIỆU ĐÀO TẠO PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
- TÀI LIỆU ĐÀO TẠO CẤP CỨU CƠ BẢN
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TOÀN DIỆN
- Tài liệu tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người và một số nội dung về điều trị cúm A 2022
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi
- HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
- Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ TAI MŨI HỌNG
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày
- Hướng dẫn ghi Phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong
» Tin khác:
- DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT
- PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT
- PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ, CẤP CỨU HÔN MÊ
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- Danh mục tạp chí, ebook hiện có tại Thư viện tháng 5
- Cập nhật kiến thức Hồi sức tim phổi (CPR)
- Tứ chứng fallot
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HẸP VAN HAI LÁ
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN THẤP TIM
- CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM