Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Tài liệu học tập

Theo dõi người bệnh sau mổ chi12/08/2017

Phẫu thuật đoạn là chỉ định cuối cùng của Bác sĩ để giữ lại sinh mạng cho bệnh nhân. Vậy, trong quá trình chăm sóc, điều dưỡng cần chú ý cũng như hướng dẫn cho bệnh nhân/thân nhân những điểm nào?
1. Những vấn đề có thể gặp phải sau đoạn chi: 
- Đau: do sẹo mổ tỳ vào thần kinh, hoặc đau “chi ma”, đó là khi ngườibệnh cảm thấy đau ở phía dưới đoạn chi, phần đã bị cắt bỏ.
- Chảy máu mỏm cụt: Do va đập hoặc tụt chỉ, chảy máu đầu xương hoặc do cầm máu không kỹ... Những trường hợp này cần được mổ lại để cầm máu.
- Viêm tuỷ xương.
- Áp xe cơ: Cả hai trường hợp này cần điều trị bằng kháng sinh, trích rạch dẫn lưu mủ và chăm sóc tại chỗ vết thương.
- Viêm da quanh mỏm cụt: có thể do dị ứng với thuốc bôi hoặc do nhiệt độ cao gây phồng rộp, do vệ sinh mỏm cụt kém...
2. Chăm sóc:
- Chăm sóc, thay băng hằng ngày cho đến khi cắt chỉ (4 - 6 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có bất thường).
Nếu bệnh nhân được cho xuất viện, có thể thay băng tại trạm y tế địa phương.
- Mang vớ liên tục chống phù nề ở phần chi còn lại.
- Mang liên tục dụng cụ bảo vệ chi và tránh co rút gối. (APOP adjustable pót operation protector)
- Tránh co rút gập khớp háng bằng cách nằm trên bề mặt phẳng để căng các khối cơ gập (ít nhất 20 phút /ngày, trong lúc ngủ)
* 6-8 tuần sau khi phẫu thuật, sau khi đã tháo hết chỉ khâu.
- Khi vết thương lành hẳn bạn có thể làm chân giả, tập chịu sức nặng cơ thể bằng cách đi trên chân giả.
(Tham khảo)
- Tránh co rút dạng gập gối bằng cách co cơ đùi ép kheo chân thẳng giữ 5-10 giây, làm 50 lần/ngày.

Nguồn: Chi Hội Điều Dưỡng Ngoại Khoa Việt Nam (Vietnam Association Of Surgical Nurses)

 

Sưu tầm: GV Nguyễn Thị Bích Trâm, Khoa Điều dưỡng