Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

MELATONIN VÀ GIẤC NGỦ 27/11/2018 22:32:55

 

     Con người đã quen với việc thức dậy và hoạt động dưới ánh sáng ban ngày cũng như đi ngủ vào ban đêm khi trời tối, đó là nhịp sinh học tự nhiên của mỗi con người. Chỉ gần đây các nhà khoa học mới tập trung bắt đầu nghiên cứu để tìm hiểu về chu trình ngủ xen kẽ với thức dậy, và nó có liên quan đến ánh sáng ban ngày và bóng tối như thế nào.


     Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu trình thức- ngủ của con người được quy định là sự tiếp xúc với ánh sáng hoặc bóng tối. Khi tiếp xúc với ánh sáng, nó sẽ kích thích một xung thần kinh từ võng mạc từ mắt đến một khu vực ở não gọi là vùng dưới đồi. Ở đó, một trung tâm đặc biệt được gọi là hạt nhân suprachiasmatic (SCN) khởi tạo tín hiệu đến các bộ phận khác của não kiểm soát các kích thích tố, nhiệt độ cơ thể và các chức năng khác có vai trò trong việc khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ hoặc tỉnh táo.

    SCN hoạt động như một chiếc đồng hồ sinh học có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Khi tiếp xúc với ánh sáng đầu tiên mỗi ngày, đồng hồ trong SCN bắt đầu thực hiện các chức năng như tăng nhiệt độ cơ thể và giải phóng các kích thích tố như cortisol. SCN cũng trì hoãn việc giải phóng các kích thích tố khác như melatonin, có liên quan đến việc khởi phát giấc ngủ, cho đến nhiều giờ sau khi bóng tối xuất hiện.                          

    Melatonin là một hoóc-môn tự nhiên được tạo ra bởi tuyến tùng, một tuyến có kích thước hạt đậu nằm ngay giữa não. Trong ngày, tuyến tùng không hoạt động. Khi mặt trời lặn và bóng tối xuất hiện, tuyến tùng được "bật" bởi SCN và bắt đầu tích cực sản xuất melatonin, được giải phóng vào máu. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khoảng 9 giờ tối. Kết quả là, mức melatonin trong máu tăng mạnh và chúng ta bắt đầu cảm thấy lơ mơ, giảm sự tỉnh táo. Giấc ngủ trở nên hấp dẫn hơn. Nồng độ melatonin trong máu tăng cao trong khoảng 12 giờ đến suốt đêm và dần dần trở lại mức ban ngày thấp nhất vào khoảng 9 giờ sáng. Mức melatonin ban ngày hầu như không thể phát hiện được.

    Đối với người bị mất ngủ,  các thực phẩm chức năng chứa melatonin như là một phương thức cứu cánh cho họ. Tuy vậy, trước khi cân nhắc việc bổ sung melatonin, chúng ta nên kiểm tra mức melatonin trong cơ thể. Sau đó, nếu mức độ melatonin thấp, hãy thử hỗ trợ mức melatonin cho cơ thể với các loại thực phẩm tự nhiên giàu melatonin trước khi sử dụng thuốc.

                              Tumblr _inline _mjnxia C0Ab 1qz 4rgp

                                                 

                                               Thực phẩm với hàm lượng melatonin(ng/100g*):

Thực phẩm

Melatonin, ng/100g

Nước ép cherry đậm đặc

17,535

Quả cherry tươi

1,350

Quả óc chó

270**

Hạt cải

191.33

Bắp

187.80

Gạo

149.80

Củ gừng

142.30

Đậu phụng

116.70

Yến mạch

87.30

Măng tây

76.62

Cà chua

53.95

Trà đen

40.50

 

TLTK: https://www.sleepfoundation.org/sleep-topics/melatonin-and-sleep/page/0/2

 

                                                                                                                                        Người viết

                                                                                                                                 Nguyễn Diệu Hằng