NGỘ ĐỘC RƯỢU14/09/2023
Rượu có thành phần chính là ethanol, với công thức hóa học C2H5OH, trong khi rượu methanol có công thức hóa học CH3OH. Hai loại rượu này đều được lên men và chưng cất. Thế nhưng, nếu như rượu ethanol lên men từ tinh bột hoặc đường thì rượu methanol lại lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Methanol có trong rượu là một chất cực độc. Methanol thường được sử dụng trong đời sống để làm dung môi trong chất tẩy rửa sơn, nước rửa kính, mực in máy photo,…
Ngộ độc rượu có thể xảy ra khi bạn uống rượu nhanh hơn tốc độ cơ thể có thể xử lý. Nó có thể khiến bạn bị bệnh nặng và bạn có thể phải đến bệnh viện để điều trị.
- Kiểm tra xem đó có phải là ngộ độc rượu không
Các triệu chứng bắt đầu sau khi uống nhiều rượu và có thể bao gồm:
- Da hơi xanh, hoặc tím đặc biệt vùng xung quanh môi và móng tay.
- Lú lẫn, phản ứng chậm, không thể đi lại.
- Khó khăn trong việc duy trì ý thức.
- Hạ thân nhiệt.
- Nói không rõ, nói ngọng.
- Nôn mửa.
- Thở chậm, thở không đều.
- Trong tình trạng nghiêm trọng người bệnh có thể co giật, hôn mê, nghẹt thở, tổn thương não và tử vong.
- Đi tiểu tiện không kiểm soát.
- Cơ thể có mùi rượu nồng.
- Đau bụng, chướng bụng.
- Tê yếu một bên tay, chân hoặc mặt.
- Những điều bạn có thể làm để giúp người uống quá nhiều rượu
Nên làm:
- Ở lại với bệnh nhân vì có nguy cơ bệnh nhân có thể bị nghẹn hoặc ngừng thở
- Hãy đỡ bệnh nhân dậy nếu bệnh nhân tỉnh hoặc đặt bệnh nhân vào tư thế đầu cao nếu bệnh nhân bất tỉnh và kiểm tra xem bệnh nhân có thở bình thường không
- Cho bệnh nhân uống nước nếu họ có thể nuốt được
- Giữ ấm bằng áo khoác hoặc chăn
Không nên làm
- Đừng để bệnh nhân uống thêm rượu
- Không cho bệnh nhân uống cà phê hoặc đồ uống có chứa caffeine vì điều này có thể làm người bị ngộ độc rượu mất nước
- Không để bệnh nhân tắm vì có nguy cơ bệnh nhân có thể bị quá lạnh, ngã hoặc bất tỉnh trong nước
- Điều trị ngộ độc rượu
- Khi tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu, bác sĩ cấp cứu sẽ sử dụng phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân. Người bị ngộ độc rượu có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Truyền dịch qua đường tĩnh mạch: Cung cấp dịch truyền qua đường tĩnh mạch IV để điều trị tình trạng mất nước, hoặc chuyền chất lỏng làm tăng lượng đường trong máu.
- Oxy: Cung cấp oxy bằng ống thông mũi (ống mềm được kẹp vào mũi), hoặc đặt một ống thông nhỏ vào khí quản nếu người bệnh khó thở.
- Bơm rửa dạ dày: Sử dụng ống bơm để làm sạch các chất độc trong dạ dày.
- Lọc máu: Nếu thận bị suy giảm chức năng, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng máy lọc máu để lọc rượu ra khỏi máu.
- Nguyên nhân ngộ độc rượu
Nguyên nhân chính gây ngộ độc rượu do uống quá nhiều trong thời gian ngắn hay lạm dụng liên tiếp trong thời gian dài. Rượu được hấp thu vào máu chủ yếu từ ruột non, một số được hấp thu qua dạ dày. Thời gian rượu hấp thu vào máu nhanh hơn thời gian đào thải rượu ra khỏi cơ thể.
Khoảng 5% -10% lượng rượu được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi và hơi thở. Hơn 90% lượng rượu uống vào được chuyển hóa ở gan, ethanol từ rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, được oxy hóa thành CO2 và nước. Khi uống quá nhiều rượu trong thời gian ngắn, gan không đủ khả năng để xử lý hết lượng cồn trong máu, ethanol từ rượu đi vào trong máu nhiều dẫn đến ngộ độc rượu. Nồng độ cồn trong máu tùy vào mức độ sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.
Nôn là triệu chứng phổ biến ở ngộ độc rượu từ vừa đến nặng; bởi vì nôn thường xảy ra kèm theo ý thức lơ mơ, sặc gây tắc nghẽn đường thở. Ở Mỹ, định nghĩa ngộ độc rượu là BAC ≥ 0,08% (≥ 80 mg/dL, 17,4 mmol/L). BAC (viết tắt của từ Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lường được sử dụng để đo lượng rượu trong máu của một người sau khi uống rượu.
Nam giới có tỷ lệ ngộ độc rượu cao hơn do uống nhiều hơn phụ nữ. Ngoài ra, đối tượng dễ bị ngộ độc rượu không chỉ phụ thuộc vào việc uống nhiều rượu mà còn ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
- Trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI.
- Sức khỏe tổng thể.
- Khả năng chịu đựng rượu.
- Các loại thức ăn gần đây.
- Dùng ma túy và các chất gây nghiện.
- Uống khi bụng đói.
- Uống thuốc xong uống rượu.
- Uống rượu không rõ nguồn gốc và thành phần.
- Pha rượu với các nguyên liệu khác như: nước ngọt, thảo dược…
- Cách phòng ngừa ngộ độc rượu
Cách tốt nhất để ngừa ngộ độc rượu là không uống rượu hoặc hạn chế uống rượu. Kiểm soát bản thân và người uống cùng, nên từ chối dứt khoát khi bị ép uống rượu. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng các cách sau:
Tránh chơi trò thách đố uống rượu: Gây áp lực cho người tham gia và phải uống quá chén.
- Giữ đủ nước: Uống nước sau mỗi lần uống rượu.
- Không trộn lẫn rượu và thuốc: Không được uống rượu khi đang điều trị thuốc kê toa.
- Ăn trước khi uống rượu.
- Cảnh giác: Tránh uống rượu khi chưa biết nguồn gốc xuất xứ và thành phần.
- Không pha rượu: Không nên pha rượu với nước ngọt, hay bất cứ thứ gì.
Tài liệu tham khảo
Giảng viên
NGUYỄN THỊ LÊ
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- WHO phát động chiến dịch “Một cuộc đời, một lá gan” nhân Ngày Viêm gan Thế giới
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn
- NGÀY AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THẾ GIỚI 2023
- Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ
- KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CỦA BỘ Y TẾ
- UNG THƯ VÚ Ở NAM GIỚI
- Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TÁC HẠI THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
- Điều trị bệnh béo phì ở trẻ em
- CÚM GIA CẦM ĐANG BÙNG PHÁT Ở ĐỘNG VẬT GÂY NGUY CƠ CHO CON NGƯỜI