Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ 06/11/2024

TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ

          Theo dữ liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF phạm vi tiêm chủng cho trẻ em toàn cầu đã đình trệ vào năm 2023, khiến có thêm 2,7 triệu trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ liều so với mức trước đại dịch vào năm 2019. Ước tính mới nhất của WHO và UNICEF về phạm vi tiêm chủng quốc gia (WUENIC) - cung cấp tập dữ liệu lớn nhất và toàn diện nhất thế giới về xu hướng tiêm chủng cho 14 loại vắc-xin - nhấn mạnh nhu cầu phải liên tục nỗ lực bắt kịp, phục hồi và củng cố hệ thống.

          Những xu hướng mới nhất cho thấy nhiều quốc gia vẫn bỏ lỡ quá nhiều trẻ em. Theo các phát hiện, số trẻ em được tiêm 3  liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP) vào năm 2023 - một dấu hiệu quan trọng cho phạm vi tiêm chủng toàn cầu - đã dừng ở mức 84% (108 triệu). Tuy nhiên, số trẻ em không được tiêm một liều vắc-xin nào đã tăng từ 13,9 triệu vào năm 2022 lên 14,5 triệu vào năm 2023.

          Hơn một nửa số trẻ em chưa được tiêm vắc-xin sống ở 31 quốc gia có hoàn cảnh bất ổn, bị ảnh hưởng bởi xung đột và dễ bị tổn thương, nơi trẻ em đặc biệt dễ mắc các bệnh có thể phòng ngừa do tình trạng gián đoạn và thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ an ninh, dinh dưỡng và y tế. Ngoài ra, 6,5 triệu trẻ em không tiêm đủ mũi thứ ba của vắc-xin DTP, đây là mũi tiêm cần thiết để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bệnh tật.

          Những xu hướng này cho thấy phạm vi tiêm chủng toàn cầu vẫn hầu như không thay đổi kể từ năm 2022 và - đáng báo động hơn - vẫn chưa trở lại mức của năm 2019, phản ánh những thách thức đang diễn ra do sự gián đoạn trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thách thức về hậu cần, sự do dự tiêm vắc-xin và bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ.

Tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp đang gây ra dịch sởi

        Dữ liệu còn cho thấy tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh sởi chết người này đã bị đình trệ, khiến gần 35 triệu trẻ em không được bảo vệ hoặc chỉ được bảo vệ một phần. Vào năm 2023, chỉ có 83% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm mũi vắc-xin sởi đầu tiên thông qua các dịch vụ y tế thường quy, trong khi số trẻ em được tiêm mũi thứ hai tăng nhẹ so với năm trước, đạt 74% trẻ em. Những con số này không đạt được mức độ bao phủ 95% cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát, ngăn ngừa bệnh tật và tử vong không cần thiết, và đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sởi.

        Trong năm năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia – nơi sinh sống của khoảng ba phần tư trẻ sơ sinh trên thế giới. Tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp (80% hoặc ít hơn) là một yếu tố chính. Ngược lại, 91 quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi cao không có dịch bệnh.

Tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV toàn cầu ở trẻ em gái

       Tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV toàn cầu ở trẻ em gái tăng đáng kể tuy nhiên tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 90% nhằm loại bỏ ung thư cổ tử cung như một vấn đề sức khỏe cộng đồng, chỉ tiếp cận được 56% trẻ em gái vị thành niên ở các nước có thu nhập cao và 23% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. 

       Một cuộc thăm dò gần đây với hơn 400.000 người dùng nền tảng kỹ thuật số dành cho thanh thiếu niên của UNICEF, U-Report , cho thấy hơn 75% không biết hoặc không chắc chắn về HPV là gì, nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận vắc-xin tốt hơn và nâng cao nhận thức của công chúng. Khi được thông báo về loại vi-rút này, mối liên hệ của nó với bệnh ung thư và sự tồn tại của vắc-xin, 52% số người được hỏi cho biết họ muốn tiêm vắc-xin HPV nhưng bị cản trở bởi các hạn chế về tài chính (41%) và thiếu khả năng tiếp cận (34%).

TLTK: WHO. Global childhood immunization levels stalled in 2023, leaving many without life-saving protection

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh