Nuôi dưỡng trẻ có mẹ bị nhiễm HIV 15/11/2017
Các trường hợp trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì không nên cho con bú. Tuy nhiên, trong trường hợp gia đình quá túng thiếu không thể nuôi con bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nếu nguy cơ đứa bé có thể chết vì suy dinh dưỡng thì vẫn cần khuyên bà mẹ cho con bú. Các bà mẹ nhiễm HIV cần tìm hiểu và nhận tư vấn kỹ lưỡng về việc lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ theo quy định dưới đây của Bộ Y tế.
Bình thường có khoảng 5-20% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV do bú mẹ nếu không có can thiệp. Bú mẹ hoàn toàn (chỉ có sữa mẹ và không có bất cứ thức ăn nước uống nào khác) trong vòng 6 tháng đầu sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm HIV so với ăn hỗn hợp xuống còn khoảng 4%. Bú mẹ hoàn toàn kết hợp điều trị ARV sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm xuống dưới 1%. Không cho trẻ ăn hỗn hợp (vừa bú mẹ vừa cho ăn các thức ăn, nước uống hoặc sữa khác trong 6 tháng đầu) vì việc đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Các bà mẹ nhiễm HIV hoặc người chăm sóc trẻ có mẹ bị nhiễm HIV sẽ được cán bộ y tế tư vấn lựa chọn cách nuôi dưỡng trẻ theo sơ đồ dưới đây:
Hình. Sơ đồ hướng dẫn tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho bà mẹ nhiễm HIV
Nuôi trẻ bằng sữa mẹ: Nếu bà mẹ và trẻ được điều trị bằng ARV đầy đủ thì nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung và tiếp tục cho con bú đến 12 tháng. Việc cho con bú nên dừng lại ngay khi trẻ có một chế độ dinh dưỡng an toàn và đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi ngừng cho con bú, các bà mẹ nên cho con cai dần trong khoảng hơn một tháng. Việc ngừng cho con bú đột ngột hoặc quá nhanh thường không khuyến khích tại bất kỳ thời điểm nào vì việc này có thể gây đau tức và viêm vú cho người mẹ cũng như tạo nên sự căng thẳng cho trẻ.
Nuôi thức ăn thay thế: là quá trình nuôi dưỡng trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ bằng chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ cho đến khi trẻ có thể ăn được các thức ăn cùng với gia đình.
Những bà mẹ nhiễm HIV chỉ được dùng các loại sữa công thức làm sữa thay thế cho trẻ khi SÁU điều kiện dưới đây được đáp ứng (WHO 2010):
- Gia đình hỗ trợ cách nuôi dưỡng này, VÀ
- Bà mẹ hoặc người chăm sóc có thể cung cấp sữa thay thế hoàn toàn trong 6 tháng đầu, VÀ
- Bà mẹ hoặc người chăm sóc có thể chắc chắn cung cấp sữa thay thế đầy đủ để hỗ trợ sự trưởng thành và phát triển của trẻ, VÀ
- Bà mẹ hoặc người chăm sóc có khả năng chuẩn bị cho trẻ sử dụng sữa thay thế sạch sẽ và thường xuyên sao cho an toàn và có ít nguy cơ gây tiêu chảy và suy dinh dưỡng, VÀ
- Nước sạch và vệ sinh được đảm bảo tại hộ gia đình và cộng đồng, VÀ
- Bà mẹ hoặc người chăm sóc tiếp cận chăm sóc y tế để nhận được dịch vụ sức khoẻ toàn diện cho trẻ.
Theo Tài liệu chương trình Người đỡ đẻ có kỹ năng của Bộ Y Tế và Vụ Bà mẹ & Trẻ em.
Hoàng Ngọc Hà
Q. TBM Thực hành Điều dưỡng.
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- Giải Nobel Y học năm 2017
- Khuyến cáo mới trong điều trị bệnh tiêu chảy cấp
- LƯỢNG ĐƯỜNG SỬ DỤNG TRONG NGÀY
- ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VIRUS C MẠN TÍNH ( CẬP NHẬT NĂM 2017)
- Em bé đầu tiên chào đời từ cặp vợ chồng bị bệnh tan máu bẩm sinh nhờ kỹ thuật PGD
- Cập nhập tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam
- Đột phá y học: Xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm ung thư
- Sự cố thực hiện sai y lệnh thuốc
- Xác định được gen chung của bệnh tự kỷ và ung thư
- Israel thử nghiệm thành công insulin dạng viên