Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Rượu Tác Động Đến Não Bộ Như Thế Nào?18/04/2019

Rượu Tác Động Đến Não Bộ Như Thế Nào?

Tất nhiên là hầu hết ai trong chúng ta cũng từng say xỉn ít nhất một lần trong đời. Câu hỏi đặt ra ở đây là bạn có biết say rượu cũng được chia thành những giai đoạn khác nhau? Và điều gì làm bạn say?

Đầu tiên là giai đoạn HƯNG PHẤN, đây là lúc bạn nhìn đời một cách bay bổng, những chàng trai, cô gái kế bên bổng trở nên hấp dẫn hơn bình thường dù hằng ngày bạn chẳng có chút ấn tượng gì về họ.

Tiếp theo là giai đoạn XỈN. Ở giai đoạn này, bạn không còn đi đứng vững vàng mà thay vào đó là chân cẳng qíu lại, vấp phải mọi thứ trên đường đi. Và kinh nghiệm cho thấy là bạn sẽ té dập mặt.

Sau đó bạn sẽ tiến vào cảnh giới của QUẮC CẦN CÂU. Ở giai đoạn này, sự phối hợp bình thường giữa suy nghĩ não bộ và các chức năng cơ thể là điểu bạn thèm khát, nhưng đơn giản bạn “ quắc” mất rồi.

Giai đoạn cuối là SẬP NGUỒN. Lúc này, một con người khác bên trong bạn sẽ hiện hình và làm mọi điểu ngu xuẩn nhất có thể như tán gái, gây gổ thậm chí là thách thức các anh cảnh sát.

Rồi hầu hết các trường hợp bạn đều tỉnh dậy ở ba nơi: bệnh viện, phòng giam và nhẹ nhất là bồn cầu vệ sinh, sau khi đã úp mặt chán chê vô đó.

Và câu hỏi đặt ra là: Điều gì xảy ra bên trong cơ thể khi bạn say rượu?

Về thực tế, bạn có thể say rượu với nhiều hóa chất khác nhau. Tuy nhiên, loại phổ biến nhất là ethanol ( tức là cồn có trong bia rượu ). Ethanol có thể dể dàng tan vào máu của bạn và được truyền đến các bộ phận khác nhau của cơ thể đặc biệt là bộ não và gan. Ethanol sẽ làm chậm bộ não lại bằng cách tiếp nối với hai loại thụ thể GABA và NMDA.

GABA có khả năng tác động nhất định vào hành vi chủ thể, khi ethanol kết nối với gaba bộ não sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời như ở giai đoạn HƯNG PHẤN. Và khi ethanol kết nối với các thụ thể NMDA, sẽ làm bạn cảm thấy kiệt sức và lợi hại hơn sẽ tác động vào nhận thức của bạn. Điều này giải thích tại sao lại có trạng thái SẬP NGUỒN. Ethanol cũng làm cho não bạn giải phóng chất kích thích norepinephrine, adrenaline và cortisol, đó là thành phần “ BƠM ĐỂU” khiến sự “ HƯNG PHẤN’ của bạn tăng lên rất nhiều.

Bộ não lúc này sẽ nhận được nhiều oxi, giúp tăng cường các giác quan để cảm thấy nhạy hơn bình thường. Bạn sẽ bị thu hút bởi âm thanh và ánh sáng. Đồng thời não cũng nhận Dopamine một thành phần hóa học khiến bạn nhận thức được rằng mình đang quá vui, cuộc đời đang quá đẹp.

Tuy nhiên, việc hấp thụ quá nhiều ethanol sẽ khiến não bộ không hoạt động bình thường, trở nên suy yếu về măt nhận thức. Đó là lí do tại sao bạn luôn hành xử ngu xuẩn ở giai đoạn SẬP NGUỒN.

Lợi hại hơn nữa, ethanol thậm chí còn có thể can thiệp vào một phần não bộ phụ trách việc điều khiển sự di chuyển cơ thể. Gỉai thích tại sao bạn hoàn toàn vấp té khi XỈN. Ethanol còn dể dàng đánh lừa bạn về nhiệt độ xung quanh khiến bạn cảm thấy ấm áp dù trời đang đông buốt giá.

Nhưng cuối cùng thì tất cả các hiệu ứng kích thích bởi norepinephrine, adrenaline và cortisol đều sẽ biến mất. Tuy nhiên, hãy nhớ ảnh hưởng của GABA và NMDA đều đã được tạo ngay từ khi bạn bắt đầu uống rượu. Khi bạn bắt đầu tỉnh táo, bạn sẽ cảm thấy uể người và có một trí nhớ mơ hồ lãng đãng về ngày hôm qua.

Nhưng rượu cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến từng người vì mỗi người có mỗi tửu lượng riêng. Tốt nhất là bạn nên biết mình uống tới mức nào thì sẽ bị SẬP NGUỒN.

Đây là kinh nghiệm xương máu giúp bạn hạn chế phần nào cơn say: Ăn một số đồ ăn gì đó trước khi uống là điều nên làm bởi điều này làm chậm quá trình hấp thu ethanol, đặc biệt là các thức ăn béo như khoai tây chiên, sữa tươi có thể làm chậm quá trình hấp thu cồn, bởi phải mất thời gian lâu hơn để dạ dày của bạn tiêu hóa chúng trước khi chuyển sang tiêu hóa rượu. Và kiên quyết tránh xa các loại nước ngọt như sô đa.

Nguồn: https://www.studymode.com/essays/How-Does-Alcohol-Affect-The-Brain-133536.html

Người viết: Giảng viên_Nguyễn Thị Bích Trâm

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: