TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ VÀO NĂM 2023 16/07/2024
TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ VÀO NĂM 2023
Theo dữ liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF năm 2023, có thêm 2,7 triệu trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đủ liều so với mức trước đại dịch vào năm 2019.
Theo các phát hiện, số trẻ em được tiêm ba liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà vào năm 2023 dừng ở mức 84% (108 triệu). Tuy nhiên, số trẻ em không được tiêm một liều vắc-xin nào đã tăng từ 13,9 triệu vào năm 2022 lên 14,5 triệu vào năm 2023. Hơn một nửa số trẻ em chưa được tiêm vắc-xin sống ở 31 quốc gia có hoàn cảnh bất ổn, bị ảnh hưởng bởi xung đột và dễ bị tổn thương, nơi trẻ em đặc biệt dễ mắc các bệnh có thể phòng ngừa do tình trạng gián đoạn và thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ an ninh, dinh dưỡng và y tế. Ngoài ra, 6,5 triệu trẻ em không tiêm đủ mũi thứ ba của vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà, đây là mũi tiêm cần thiết để bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi bệnh tật.
Dữ liệu còn cho thấy tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh sởi chết người này đã bị đình trệ, khiến gần 35 triệu trẻ em không được bảo vệ hoặc chỉ được bảo vệ một phần. Vào năm 2023, chỉ có 83% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm mũi vắc-xin sởi đầu tiên thông qua các dịch vụ y tế thường quy, trong khi số trẻ em được tiêm mũi thứ hai tăng nhẹ so với năm trước, đạt 74% trẻ em. Những con số này không đạt được mức độ bao phủ 95% cần thiết để ngăn ngừa các đợt bùng phát, ngăn ngừa bệnh tật và tử vong không cần thiết, và đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sởi.
Trong năm năm qua, dịch sởi đã bùng phát ở 103 quốc gia – nơi sinh sống của khoảng ba phần tư trẻ sơ sinh trên thế giới. Tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp (80% hoặc ít hơn) là một yếu tố chính. Ngược lại, 91 quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc-xin sởi cao không có dịch bệnh.
Tỷ lệ tiêm vắc-xin HPV vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 90% nhằm loại bỏ ung thư cổ tử cung như một vấn đề sức khỏe cộng đồng, chỉ tiếp cận được 56% trẻ em gái vị thành niên ở các nước có thu nhập cao và 23% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Do đó, phải đẩy nhanh các nỗ lực để đạt được mục tiêu của Chương trình tiêm chủng 2030 (IA2030) là đạt tỷ lệ bao phủ 90% và không quá 6,5 triệu trẻ em trên toàn cầu không được tiêm vắc-xin vào năm 2030.
TLTK: WHO (2023). Global childhood immunization levels stalled in 2023, leaving many without life-saving protection
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
» Tin mới nhất:
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
- Phác Đồ Bộ Y Tế về viêm thận Lupus
- Hãy rửa tay để bảo vệ sức khoẻ
- HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ QUỐC TẾ PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC CHÌ 2024
- Bệnh do virus Marburg - Rwanda
- TÌNH TRẠNG BÉO PHÌ TRÊN THẾ GIỚI
- MỘT SỐ THUỐC THÔNG DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN
- Hướng đẫn điều trị dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch
- VIRUS CÚM A(H1N1) BIẾN THỂ - VIỆT NAM
» Tin khác:
- Chăm sóc cha mẹ già tại nhà
- Viêm dây thần kinh thị giác
- Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền Đái tháo đường
- Phục hồi chức năng cho người bệnh bị đột quỵ
- Cập nhật và công bố các cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp
- Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030, định hướng 2050
- WHO CẤP PHÉP VACXIN SỐT XUẤT HUYẾT MỚI
- WHO ĐƯA RA HƯỚNG DẪN MỚI NHẰM GIẢM NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO SỬ DỤNG CATHETER
- CHĂM SÓC NGƯỜI MẮC BỆNH ALZHEIMER