TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TẬT CẬN THỊ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN 01/11/2017
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH TẬT CẬN THỊ
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
Tài liệu phát tay này sẽ giới thiệu cho các em biết về tật cận thị, nguyên nhân và cách phòng tránh giúp chúng ta có đôi mắt sáng để học tập tốt.
1. Khái niệm về bệnh cận thị.
Cận thị là tật khúc xạ mà mắt có khả năng nhìn được ở các vật ở gần nhưng không nhìn rõ các vật ở xa.
Cận thị có 2 loại chính.
Cận thị đơn thuần( cận thị học đường)
Cận thị tiến triển( cận thị do di truyền)
Bệnh cận thị gây nhiều tác hại như:
Hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh;
Hạn chế các hoạt động thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ;
Hạn chế sự lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống,
Hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh và hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm;
Dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt.
2. Biểu hiện ban đầu của bệnh là:
Thường xuyên có biểu hiện nheo mắt, dụi mắt, mỏi mắt, chói mắt.
Không thể nhìn rõ những vật ở xa.
Hay bị nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
Nhìn không rõ chữ trên bảng.
Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở xa.
Đọc sách quá gần mắt.
3. Những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới tật cận thị
- Thiếu ánh sáng khi đọc và viết.
- Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tư thế sai khi ngồi học (cúi gằm, nhìn gần)
- Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc chuyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn.
- Xem tivi và sử dụng máy vi tính, các thiết bị điện tử nhiều giờ liên tục ở cự ly rất gần.
- Hay đọc sách trong tư thế nằm.
- …..
4. Phòng chống tật cận thị học đường
- Trong công tác phòng chống tật cận thị học đường cần có sự tham gia của nhà trường và gia đình đóng vai trò quan trọng:
* Tại trường học
- Lớp học phải đủ ánh sáng.
- Để tăng cường sự phản chiếu ánh sáng, trần lớp học qúet vôi trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.
- Kích thước bàn ghế cho các cấp học, lớp học phải theo quy định về vệ sinh trường học.
- Bảng sơn đen hoặc xanh thẫm, không bị loá, chữ viết nét đậm, đảm bảo chiều cao 4cm.
- Tư thế ngồi học đúng: Ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm với học sinh trung học phổ thông và người lớn.
* Tại gia đình:
- Có góc học tập cho học sinh, góc học tập nên ở cửa sổ, kê bàn học cao cho ánh sáng qua của sổ chiếu trước mặt hoặc chiếu từ phía bên tay trái. Học buổi tối cần có đèn sáng( đèn sợi tóc).
- Chiều cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi. Có thể dùng bàn ghế hiệu chỉnh được chiều cao, để sử dụng được lâu dài khi các em lớn lên.
- Hướng dẫn các em khi đọc sách cứ 40- 45p lại nghỉ vài phút cho mắt được thư giãn.
- Khi xem ti vi cần ngồi xa màn hình 3- 4m, hạn chế chơi điện tử quá nhiều.
- Hàng ngày nên có thời gian thư giãn ở ngoài trời: Chơi thể thao đi dạo...
- Tăng cường chăm sóc nâng cao sức khoẻ cho các em bằng chế độ ăn có chứa nhiều vitamin A, rất có lợi cho thị lực như cà chua, đu đủ, rau xanh thẩm...
3. Bỏ những thói quen có hại cho mắt
Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.
Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.
Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.
* Thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở, không để các em cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc hoặc viết.
* Khi có biểu hiện: Cảm thấy mỏi mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi đọc chữ hoặc nhìn một vật ở xa. Nên bảo bố mẹ đưa chúng ta đến ngay trung tâm chuyên khoa về mắt để khám và đièu trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- Tổng hợp và chọn lọc các thông tin từ các bài tuyên truyền.
» Tin mới nhất:
- KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA
- KỸ NĂNG BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH HIỆU QUẢ
- KỸ NĂNG CHĂM SÓC SAU MỔ VÀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE NGƯỜI BỆNH U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN
- KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRĨ
- KỸ NĂNG SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN
- KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT - SHOCK NHIỄM TRÙNG
- CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG
- HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP VÀ MẠN
- KỸ NĂNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG
- Kỹ năng tiếp nhận người bệnh - Ghi chép hồ sơ bệnh án
» Tin khác:
- Kỹ năng tư vấn trong chăm sóc sức khỏe sinh sản
- kỹ năng làm việc nhóm
- Tạo bài trình diễn powerpoint
- Kỹ năng cơ bản truy cập (CSDL) MEDLINE/PubMed
- Vượt qua các kỳ thi và kiểm tra một cách dễ dàng
- Kinh nghiệm học lâm sàng tại bệnh viện
- KINH NGHIỆM HỌC TẠI PHÒNG THỰC HÀNH TIỀN LÂM SÀNG
- Một số bí quyết làm chủ cảm xúc sẽ giúp bạn thành công khi đứng trước đám đông.
- HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT CV XIN VIỆC