PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM (TBL - TEAM BASED LEARNING)15/03/2017
PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM (TBL - TEAM-BASED LEARNING)
Tại các nền giáo dục tiên tiến của Mỹ, Singapore, phương pháp học nhóm (team-based learning) đã được áp dụng rộng rãi nhằm tăng cường tính chủ động của sinh viên như Đại học Princeton, Đại học bang Montana, Mỹ và Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore... Phương pháp team-based learning cũng được áp dụng rộng rãi tại các trường Y, bao gồm cả trường Y Harvard, Đại học Stanford, Mỹ.
TBL là một phương pháp nhằm phát huy sức mạnh của học tập theo nhóm nhỏ. Đây là một phương pháp học mới có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của người học, đồng thời tạo nhiều hứng thú trong học tập khác hẳn với các phương pháp học tập truyền thống.
Phương pháp này được xây dựng dựa vào 2 giai đoạn cụ thể như sau:
• Giai đoạn chuẩn bị (Readiness Assurance Process): giúp tất cả người học có những kiến thức căn bản trước khi chính thức bước vào nội dung bài học.
1. Đọc trước tài liệu (Pre-Readings): Sinh viên được yêu cầu đọc những tài liệu, bào báo hoặc video liên quan đến buổi học trước khi lên lớp.
2. Làm bài cá nhận (Individual Readiness Assurance Test): để bắt đầu buổi học, mỗi sinh viên phải làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm cá nhận trong 15-20 phút (iRAT).
Thẻ ghi điểm IF-AT
3. Làm bài nhóm (Team Readiness Assurance Test): làm lại bài kiểm tra đó cùng với nhóm của mình (tRAT).Tuy nhiên, đối với bài nhóm sẽ được làm trên một thẻ ghi điểm đặc biệt là IF-AT, mang lại nhiều hứng thú cho người học.
4. Phản hồi (Appeals): kết thúc bài kiểm tra nhóm, người học được đưa ra ý kiến phản hồi về đáp án của câu hỏi và những bằng chứng thuyết phục để bảo vệ câu trả lời của nhóm.
5. Bài giảng ngắn (Mini-lecture): để kết thúc giai đoạn chuẩn bị, giáo viên sẽ tập trung giải thích những khái niệm mà người học chưa rõ.
• Hoạt động trên lớp (Multiple Application Activities): giúp người học giải quyết các vấn đề đang được quan tâm hay những vấn đề từ thực tế dựa vào phương pháp 4 S (4S Problem-Solving Framework)
1. Signifcant Problem: Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu người học phải sử dụng những khái niệm của bài học.
2. Same Problem: Các nhóm sẽ hoạt động và đưa ra các giải pháp cho cùng 1 vấn đề được đặt ra.
3. Specifc Choice: Các nhóm lựa chọn 1 giải pháp tốt nhất trong số những giải pháp được đưa ra của nhóm.
4. Simultaneously Report: Các nhóm sẽ lần lượt nêu lên phương pháp của nhóm mình. Các nhóm còn lại sẽ lắng nghe, sau đó đưa ra những ý kiến phản hồi để tranh luận, đưa ra những luận điểm để bảo vệ ý kiến của nhóm mình.
Dụng cụ hỗ trợ học tập
Vào ngày 1,2 /11/2016, Các giáo sư của Trường Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore) là trường Đại học hàng đầu của Châu Á trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của QS và đứng thứ 12 trên thế giới, đã tiến hành tập huấn về phương pháp giảng dạy TBL cho các giảng viên Khoa Điều dưỡng, Y, Dược Trường Đại học Duy Tân. Dự kiến sẽ tổ chức tập huấn đợt 2 vào tháng 4/ 2017 tại Trường Đại học Duy Tân.
Giáo sư Trường NUS cùng các giảng viên Trường DTU tham gia khóa học
Tài liệu tham khảo: Jim Shibley, Shophie Spiridonoff. (2016). Introduction to Team-Based Learning. Centre for instructional support, The University of British Columbia.
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
» Tin mới nhất:
- POWER phương pháp học hiệu quả cho sinh viên
- Phương pháp nâng cao trí nhớ
- PHƯƠNG PHÁP HỌC KANJI TRONG MÔN NHẬT NGỮ
- MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP TÍCH CỰC
- Cải tiến phân loại tư duy của Bloom
- Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc nguồn tài liệu
- Chia sẻ tài liệu luyện thi TOEIC, IELTS,...
- PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC TẬP SÁNG TẠO HIỆU QUẢ “POMODORO”
- Thiết lập mục tiêu
- TỰ HỌC IELTS TỪ CON SỐ 0 LÊN 4.5~5.5
» Tin khác:
- Bí quyết nhớ lâu của người ghi nhớ giỏi nhất nước Mỹ
- 7 Kỹ năng đơn giản giúp học bài nhanh thuộc, nhớ lâu
- PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC TỐT NHẤT CHO SINH VIÊN
- Phương pháp học tập hiệu quả
- Mười phương pháp học tập và làm việc hệu quả
- ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH DẠY HỌC
- GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: KHƠI DẬY VÀ NUÔI DƯỠNG TÍNH HAM HỌC
- PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG
- THI CHẠY TRẠM OSPE (Objective-Structured Practical Examination)
- THỰC HÀNH ĐIỀU DƯỠNG