Đánh giá đau và quản lý đau (phần 1)18/01/2018
1. Mục tiêu của quản lý đau
- Để nắm bắt những trải nghiệm về đau của từng cá nhân theo một cách chuẩn hóa.
- Giúp xác định loại hình đau và các nguyên nhân có thể.
- Để xác định ảnh hưởng và tác động của đau lên khả năng từng cá nhân và cũng như chức năng hoạt động của họ.
- Dựa vào đó để có kế hoạch điều trị cụ thể nhằm kiểm soát đau
- Giúp hỗ trợ, tạo mối liên kết giữa các thành viên liên quan trong nhóm chăm sóc
Theo đó, thực hiện đánh giá toàn diện sẽ là nền tảng cho một quá trình quản lý đau hiệu quả. Bao gồm những cuộc phỏng vấn, đánh giá thể chất, xem xét về thuốc, xem xét về vấn đề nội, ngoại khoa, yếu tố tâm lý xã hội, môi trường và chẩn đoán phù hợp. Khi đánh giá phải xác định được nguyên nhân, hiệu quả của điều trị và tầm ảnh hưởng của đau lên chất lượng cuộc sống của người benehj và gia đình.
2. Đánh giá đau thông qua bảng kiểm PQRST.
Bảng kiểm này có thể là công cụ hữu ích để đánh giá chung hoặc cụ thể cho từng vấn đề đau.
P (Provocation & Palliation): nguyên nhân khởi phát và yếu tố làm dịu. Gồm các câu hỏi gợi ý như:
- Nguyên nhân là gì?
- Điều gì làm giảm bớt cơn đau?
- Điều gì có thể làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn?
Q (Quality & Quantity): tính chất và mức độ. Gồm các câu hỏi gợi ý như:
- Cảm thấy đau như thế nào? (đau lâm râm/ tức/ như dao đâm...)
- Mức độ đau ra sao?
R ( Region & Radiation) vị trí và hướng lan
- Đau ở đâu?
- Đau lan hay khu trú?
- Nếu đau có hướng lan thì lan đi đâu?
S (Severity & Scale) mức độ trầm trọng & thang đánh giá
- Đau cản trở các hoạt động hàng ngày?
- Đau đạt ở mức nào trên thang điểm đánh giá từ 1 đến 10?
T (Timing & Type of Onset) Thời gian
- Đau bắt đầu từ lúc nào?
- Tần suất xuất hiện như thế nào?
- Cách thức xuất hiện như thế nào? (đột gột hay thường xuyên)
Thang điểm 10 đánh giá mức độ đau
Người viết: Nguyễn Diệu Hằng
TLTK: http://www.moh.gov.rw/fileadmin/templates/Norms/Pain-Management-Guidelines
» Tin mới nhất:
- Cần tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện và đầy đủ tiện nghi cho nghề điều dưỡng
- KHOA ĐIỀU DƯỠNG TỔ CHỨC BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- WHO CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN VỀ CHẤT BÉO VÀ CARBOHYDRATE
- CHĂM SÓC BÀN CHÂN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- QUẢN LÝ ĐỒ VẢI Y TẾ
- KHUYẾN CÁO TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI DỊCH BỆNH COVID TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN TIÊM CHỦNG COVID-19
- TÌNH TRẠNG VÔ SINH TRÊN THẾ GIỚI
- CHỈ THỊ 06_BYT VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC Y TẾ ĐÓN TẾT 2023
- QUẢN LÝ ĐAU
» Tin khác:
- TIỀN SẢN GIẬT
- DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ
- HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG Á
- DISC - Công cụ hữu ích trong việc đánh giá hành vi cá nhân
- CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
- DISC - Công cụ hữu ích trong việc đánh giá hành vi cá nhân
- Mùa lạnh và bệnh tim mạch
- LASA
- Vấn đề dinh dưỡng trong hen phế quản (phần 2)
- ĐỘT QUỴ