Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Bồ Đào Nha giảm tỷ lệ quá cân/ béo phì bằng cách đánh thuế đồ uống có đường.18/03/2020

Vào Ngày Béo phì Thế giới, ngày 4 tháng 3, WHO đã nhấn mạnh thành công mà Bồ Đào Nha đã đạt được khi giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ em - một trong những thách thức chính đối với sức khỏe ở Khu vực Châu Âu của WHO – bằng cách đánh thuế đồ uống có đường. Béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phức tạp - gây ra bởi nhiều yếu tố và nó có sự ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng kinh tế xã hội.

Ở Bồ Đào Nha, sự kết hợp của chế độ ăn uống không lành mạnh và sự gia tăng lối sống ít vận động đã thúc đẩy cuộc đấu tranh về sức khỏe cộng đồng với bệnh béo phì ở trẻ em. Điều này có ý nghĩa đối với Bồ Đào Nha để đạt được các mục tiêu rộng hơn về các bệnh không truyền nhiễm
(NCD) vào năm 2030.

Tổ chức giám sát béo phì ở trẻ em Châu Âu của WHO (COSI) đã xác định một trong những thủ phạm chính là thức uống có đường.Dường như số trẻ em thường xuyên uống nước ngọt đều có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng tăng cân, tình trạng này đã tăng lên theo thời gian và đạt hơn 80,1% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi trong năm 2016. Dữ liệu này cung cấp bằng chứng khoa học cần thiết để hỗ trợ việc thực hiệnvề đánh thuế đồ uống có đường.

                    OBESITY

Kết quả thật ấn tượng.Nhiều công ty đã giảm triệt để lượng đường trong các sản phẩm của họ và doanh số bán đồ uống có đường đã giảm xuống.Những nghiên cứu trong tương lai của Các COSI sẽ được thực hiện để có thể theo dõi tác động đầy đủ của chính sách này đến mô hình tiêu thụ thức uống có đường ở trẻ em. Tuy nhiên bước đầu giảm doanh số đồ uống có lượng đường cao và cải cách đáng kể các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đã là một kết quả rất ấn tượng.

COSI chỉ là một trong những công cụ của WHO mà Bồ Đào Nha đã áp dụng để giải quyết tình trạng béo phì ở trẻ em và các yếu tố nguy cơ NCD khác. Mặc dù còn rất nhiều biện pháp tác động vào các hành vi sống lành mạnh, nhừn những biện pháp này đưa ra một kết quả để thực hành tốt nhất trong việc xoay chuyển tình trạng béo phì ở trẻ em.

 

TLTK: http://www.euro.who.int/en/health-topics/noncommunicable-diseases/obesity/news/news/2020/3/portugal-brings-down-obesity-by-taxing-sugary-drinks

 

                                                                                                                                 Người viết:

                                                                                                                         NGUYỄN DIỆU HẰNG

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: