Nhận định thể chất người bệnh mắc bệnh tăng huyết áp16/09/2019
NHẬN ĐỊNH THỂ CHẤT NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH
TĂNG HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp là một nguyên nhân thường gặp nhất khiến bệnh nhân đi khám và điều trị. Theo Tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ³ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ³ 90 mmHg. Tăng huyết áp thường là một bệnh mạn tính, tiến triển ngày càng nặng dần, nhiều biến chứng rất nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng bệnh nhân nếu chúng ta không điều trị và chăm sóc chu đáo. Vì vậy người điều dưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng, ân cần và biết thông cảm.
Các thông tin quan trọng cần phải thu thập khi hỏi về lịch sử bệnh ở một người mắc bệnh Tăng huyết áp là:
1. Các vấn đề liên quan đến tiền sử của bệnh Tăng huyết áp:
- Họ và tên, tuổi, giới tính người bệnh là gì?
- Trước đây có bị bệnh thận không?
- Có biết bị tăng huyết áp không và thời gian bị tăng huyết áp, đã điều trị bằng cách nào? Và điều trị có thường xuyên không?
- Người bệnh có thói quen ăn mặn, hút thuốc lá, rượu, bia hay không?
- Người bệnh có bị sang chấn về thể chất và tinh thần không? Người bệnh có ít hoạt động thể lực hay không?
- Người bệnh có lạm dụng sử dụng thuốc nào không?
- Trong gia đình có ai bị Tăng huyết áp không?
2. Các vấn đề liên quan đến bệnh sử của bệnh Tăng huyết áp:
- Lý do vào viện của người bệnh là gì?
- Người bệnh cảm thấy bất cứ bất thường gì lần đầu tiên là lúc nào? Hoặc lần cuối người bệnh thấy hoàn toàn khỏe mạnh là khi nào?
- Bệnh tăng huyết áp của người bệnh bắt đầu như thế nào và từ khi nào? Tiếp theo là triệu chứng gì?
- Đặc điểm của các triệu chứng:
+ Có nhức đầu, mất ngủ, nhìn mờ không?
+ Có buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa không?
+ Có liệt hay yếu tay chân không
+ Ở nhà có đo huyết áp không? Nếu có thì đo huyết áp thấy tăng như thế nào so với bình thường?
ð Khi xuất hiện các triệu chứng đột ngột hay từ từ, thời gian kéo dài bao lâu? Liên tục hay có chu kỳ?
- Yếu tố nào khởi phát và yếu tố nào giảm các triệu chứng không?
- Có triệu chứng nào đi kèm: sốt, khó thở... không?
- Trạng thái tinh thần của người bệnh có lo lắng, sợ hãi... không?
3. Các vấn đề liên quan đến hiện tại của bệnh Tăng huyết áp:
- Trạng thái tinh thần của người bệnh có lo lắng, sợ hãi... không?
- Tự đi lại hay phải giúp đỡ?
- Có nhức đầu, hoa mắt, nhìn mờ không?
- Có liệt hay yếu tay chân không?
- Có hồi hộp, đau ngực không?
- Có buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa không?
- Một ngày ngủ mấy tiếng để xem thử có bị mất ngủ không?
- Tình trạng đi tiểu: số lượng, màu sắc.
- Tình trạng đi cầu: ngày bao nhiêu lần? Tính chất của phân để xem bệnh nhân có bị táo bón hay tiêu chảy không?
- Chế độ ăn uống: ăn một ngày được bao nhiêu bát, có ăn nhạt không? Chế độ ăn có nhiều cholesterol hay đồ uống gây kích thích không?
- Chế độ vận động, nghỉ ngơi: có thực hiện hợp lý không? Có hoạt động thể lực thường xuyên không?
- Có tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị và chăm sóc không?
* Thu thập thông tin
- Qua hồ sơ bệnh án.
- Thu thập thông tin qua gia đình người bệnh.
Ngoài ra khi thu thập thông tin cần lưu ý:
- Quan trọng là đo dấu hiệu sống, trong đó đo huyết áp là quan trọng nhất. Cần chú trọng đo huyết áp đúng kỹ thuật, đo nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, đo ở nhiều tư thế, Phải chú ý đến cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.
- Đo chiều cao, cân nặng.
Bệnh tăng huyết áp nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, điều quan trọng là nên tổ chức những đợt khám sức khỏe để khám xét toàn diện nhằm phát hiện sớm những trường hợp tiềm tàng hoặc chưa có triệu chứng.
- Việc thu thập các thông tin quan trọng của người bệnh phải chỉ ra được: người bệnh là tăng huyết áp với nguyên nhân là nguyên phát hay thứ phát: Nếu là tăng huyết áp nguyên phát thì có yếu tố nguy cơ nào? Nếu là tăng huyết áp thứ phát thì do nguyên nhân nào và người bệnh đã có những biến chứng gì chưa như: Suy tim, tai biến mạch máu não … để có hướng xử trí kịp thời.
Tài liệu tham khảo
Lê Văn An (2008). Giáo trình Điều dưỡng Nội tập 1, Bộ Y tế - Vụ khoa học và giáo dục, Nhà xuất bản Y học.
Người viết: Ngô Thị Phương Hoài
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- Sốt ở trẻ em
- Phơi nhiễm ô nhiễm không khí trong lần mang thai thứ hai có thể làm tăng nguy cơ sinh non
- Tích cực kiểm soát huyết áp có thể làm chậm tổn thương não liên quan đến tuổi
- Khám phá giấc ngủ của bạn
- Mối liên hệ giữa tuổi và ung thư vú
- Ung thư vú: Liệu pháp hormon chỉ có thể khiến một số tế bào 'ngủ'
- Những phát hiện mới về mất thính lực liên quan đến tuổi
- Nghiên cứu IMPACT 65+: Đo lường hoạt động hàng ngày với béo phì toàn thân và vòng bụng ở người cao tuổi
- Âm nhạc trị liệu cho người cao tuổi
- Các tế bào t nhớ trú ẩn trong tủy xương, tăng cường khả năng miễn dịch ở chuột với chế độ ăn hạn chế