Vai trò truyền thông giáo d15/08/2019
Vai trò truyền thông giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung, đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe. Giáo dục sức khỏe nói chung tác động đến 3 lĩnh vực: kiến thức của con người về sức khỏe, thái độ của con người về sức khỏe, thực hành của con người về sức khỏe.
GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hỗ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp.
Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là hoạt động không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực tế cho thấy có rất nhiều căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu biết cách phòng ngừa. Một khi người dân đã hiểu sâu về các loại bệnh thì họ sẽ biết cách tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình và cho xã hội, hạn chế mắc bệnh, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, giảm quá tải bệnh viện.
Vì vậy, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống nhân dân, cụ thể là:
- Giúp cho mọi người hiểu biết và nhận ra được vấn đề về nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của chính họ.
- Chỉ ra lợi ích của việc thay đổi hành vi.
- Thay đổi nhận thức, niềm tin, thái độ và hành vi của cộng đồng.
- Giúp mọi người nhận rõ trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cá nhân cũng như cộng đồng.
- Giúp mọi người có thể hiểu được những việc có thể làm để giải quyết các vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính những nỗ lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng, kết hợp với sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Giúp mọi người có thể quyết định thực hiện hành động thích hợp nhất để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Y tế (2011).Quyết định số 1827/QĐ-BYT ngày 07 tháng 06 năm 2011 về chương trình hành động truyền thông giáo dục sức khỏe giai đoạn 2011 – 2015.
2. Đàm Khải Hoàn (2007). Giáo trình giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, 7 – 13.
Người viết: Ngô Thị Phương Hoài
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- Những sự thật về bệnh Alzheimer
- Rượu và nicotine làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hơn cà phê
- CÁC THÓI QUEN LÀM HỎNG RĂNG CỦA BẠN
- Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 2019: tập trung vào phòng chống tự tử
- Ngày an toàn người bệnh thế giới 2019
- BỔ SUNG VITAMIN B6 VÀ B12 LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ UNG THƯ PHỔI Ở NAM GIỚI
- HƯỚNG DẪN MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông do Coronavirus (MERS-CoV)
- Làm thế nào khu vực Đông Nam Á có thể dẫn đầu sự thúc đẩy toàn cầu để chấm dứt bệnh lao
- Đẩy nhanh các hành động nhằm cắt giảm việc sử dụng thuốc lá và tăng cường sức khỏe trên khắp khu vực Đông Nam Á của WHO