Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Nghiên cứu khoa học

Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và nghiên cứu Điều dưỡng15/06/2017 19:50:12

HỌC THUYẾT NHẬN THỨC XÃ HỘI (SOCIAL COGNITIVE THEORY) VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỀU DƯỠNG

Các học thuyết điều dưỡng cung cấp những cơ sở lý luận để các nhà nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu Điều dưỡng của mình. Một trong những học thuyết Điều dưỡng nổi tiếng đó là học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) của Bandura. Để có thể áp dụng được học thuyết này cần hiểu rõ những nội dung cơ bản của học thuyết.


Picture4 (5)

Albert Bandura


              Albert Bandura, giáo sư về khoa học xã hội thuộc trường Đại học Stanford về tâm lý, đã giành được giải thưởng về Tâm lý học của Đại học Louisville Grawemeyer năm 2008. Ông đã được chọn cho giải thưởng tâm lý học Grawemeyer thứ tám trong số 31 đề cử từ 5 quốc gia.
Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng chuyên nghiệp khác nhau bao gồm giải thưởng thành tựu trọn đời từ Học viện Hành vi Sức khoẻ Hoa Kỳ cho sự tiến bộ của việc nâng cao sức khoẻ và giải thưởng thành tựu trọn đời từ Hiệp hội vì sự Tiến bộ của Liệu pháp Hành vi. Ông là người biên soạn “ Học thuyết nhận thức xã hội -Social cognitive theory”

 Picture5 (4)


Mô hình học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory)

Dựa trên tóm tắt học thuyết nhận thức xã hội của Bandura.
            Học thuyết nhận thức lý xã hội (Social cognitive theory) của Bandura giải thích hành vi sức khỏe dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố cá nhân, môi trường và hành vi. Trong đó yếu tố cá nhân bao gồm nhận thức, tình cảm , sinh học và yếu tố môi trường bao gồm môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội. Ba yếu tố này có mối quan hệ tác động qua laị chặt chẽ với nhau.


           Mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và hành vi được phản ánh là sự tương tác giữa suy nghĩ, tình cảm và hành động. Kỳ vọng, niềm tin, nhận thức của bản thân ,những mục tiêu và ý định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người. Hay nói cách khác những gì con người suy nghĩ, tin tưởng và cảm nhận sẽ được thể hiện thông qua hành vi của họ. Những phản ứng tự nhiên hay có điều kiện của mỗi người sẽ quyết định kiểu suy nghĩ và cách thể hiện cảm xúc của họ. Yếu tố cá nhân còn bao gồm những đặc điểm sinh học của các cơ quan tổ chức. Cấu trúc về thể chất, hệ thống giác quan và thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và chi phối mạnh mẽ đến khả năng của con người. Những gi nhận của hệ thống giác quan và bộ não có thể bị điều chỉnh thông qua những trải nghiệm về hành vi


          Mối tương quan giữa hành vi và môi trường trong hệ thống bộ ba yếu tố là tác động qua lại theo 2 chiều. Trong cuộc sống hàng ngày,khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi trường. Trong khi đó môi trường luôn biến động và thay đổi, nó sẽ tác động làm thay đổi hành vi dù muốn hay không . Chính vì vậy con người vừa là người tạo ra và vừa là sản phẩm của môi trưởng xung quanh họ
Mối tương quan giữa yếu tố môi trường và cá nhân được quan tâm như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm của cá nhân và sự ảnh hưởng của môi trường. Những mong muốn của con người, niềm tin, khuynh hướng cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã hội. Mỗi người có những phản ứng khác nhau với môi trường của họ và biểu hiện thông qua những gì họ nói và làm, bởi vì mỗi người có những đặc điểm thể chất riêng như tuổi, giới, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, sự thu hút về mặt thể chất và cũng có vai trò và vị trí khác nhau trong xã hội.


        Niềm tin vào bản thân là khái niệm cốt lõi của học thuyết, Bandura đã định nghĩa niềm tin vào bản thân là sự tư tin của con người vào khả năng của họ để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.

                                                                                                                       

Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh