Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO18/05/2020 11:19:49

                                                                  CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO

 

       Theo WHO năm 2018, phương pháp KMC dùng cho tất cả các trẻ ổn định dưới 37 tuần tuổi và cân nặng dưới 2000 gram (g). KMC cũng có thể có hiệu quả đối với trẻ sơ sinh có cân nặng 2000 – 2500 g 

      Phương pháp KMC có 3 thành phần chính bao gồm:

      1. Thực hiện da kề da (STS) liên tục nhất có thể, giữa người mẹ (hoặc người thân) và trẻ  Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không nên nhầm lẫn với chăm sóc da kề da thông thường sau khi sinh. STS thông thường sử dụng cho mọi trẻ sơ sinh, bất kể cân nặng khi sinh để đảm bảo giữ ấm cho trẻ và bắt đầu cho con bú sớm trong phòng sinh, không yêu cầu phải STS liên tục và có thể ngừng khi trẻ ổn định. STS trong phương pháp KMC dành cho trẻ sinh non hoặc nhẹ cân ổn định thì cần sự tiếp xúc da kề da liên tục và trong thời gian dài 

                           1 (15)

 

                          2 (15)

                                                             Hình ảnh cách cho trẻ nằm Kangaroo

      2. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ bằng cách cho trẻ tự bú hoặc sử dụng các biện pháp hỗ trợ thay thế khi trẻ chưa thể bú trực tiếp. Trong khi thực hiện KMC trẻ có thể chưa phối hợp động tác mút vú và nuốt do đó có thể cho trẻ ăn bằng phương pháp khác như ống thông dạ dày sau đó chuyển sang cho ăn bằng cốc và thìa cho đến khi trẻ có thể bú mẹ 

 

                                4 (5) 

                                                          Hình ảnh cho trẻ bú mẹ ở tư thế Kangaroo

    3. Theo dõi sát các thông số sức khỏe của trẻ. Các thông số cơ bản cần theo dõi bao gồm thân nhiệt, nhịp thở, cân nặng, cử động, màu sắc da...

 

Tài liệu tham khảo: 

2. World Health Organization (2018). EARLY ESSENTIAL NEWBORN CARE

2. Department of Reproductive Health and Research (2003). Kangaroo Mother Care: A Practical Guide,  World Health Organization, Geneva.

 

                                                                                                      Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh