Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

CÁCH NÃO BỘ ĐÁNH GIÁ MỘT NGƯỜI QUA CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN15/06/2018

CÁCH NÃO BỘ ĐÁNH GIÁ MỘT NGƯỜI QUA CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

Tưởng tượng rằng bạn đang xem một trận đấu bóng đá, ngồi cạnh một anh chàng đáng ghét. Anh ấy ồn ào, làm đổ đồ uống lên bạn, chế nhạo đội bóng yêu thích của bạn. Vài ngày sau, khi bạn đang đi dạo trong công viên thì trời đổ mưa. Ai sẽ đến bên bạn và đưa cho bạn một chiếc ô? Đó chính là chàng trai trong trận bóng đó. Bạn có thay đổi suy nghỉ về anh ấy dựa trên lần gặp gỡ thứ 2 này, hay là vẫn tiếp tục với ấn tượng đầu tiên của mình và bỏ qua anh ấy?

Các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội cho rằng chúng ta rất nhanh hình thành ấn tượng lâu dài về một người dựa trên hành vi của họ. Chúng ta hầu như không mất công sức để đánh giá một người qua các đặc điểm tính cách qua một hành động cụ thể, như một từ ngữ cay độc hay bước đi hậu đậu. Dựa trên ấn tượng đầu tiên của mình, chúng ta có thể dự đoán một cách chính xác một người sẽ cư xử như thế nào trong tương lai.

Với kiến thức sẵn có chàng trai từ trận bóng là một kẻ ngở ngẩn trong lần đầu bạn gặp bạn sẽ dự đoán nhiều hành động tương tự như vậy. Nếu vậy, bạn có thể sẽ chọn tránh anh ấy trong lần gặp tiếp theo. Như vậy, chúng ta có thể thay đổi ấn tượng của mình dựa trên thông tin mới tiếp nhận.

Các nhà nghiên cứu hành vi đã chỉ ra một mô hình kiểu mẫu được cho rằng định hướng quá trình cập nhật ấn tượng này. Một mặt, việc tiếp thu các thông tin tiêu cực trái đạo đức về một người nào đó thường có tác động lớn hơn là các thông tin tích cực, hợp đạo đức. Vì vậy, thật không may cho anh bạn mới trong trận bóng chày của chúng ta, hành động không đẹp của anh ấy trong trận đấu có thể đã lấn át hành động tốt trong công viên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thành kiến xảy ra vì các hành động xấu có xu hướng thể hiện rõ hơn hay tiết lộ nhiều hơn về tính cách thật của một người. Vậy thì, từ cách suy luận này, việc xấu luôn có tác động lớn hơn tốt khi cập nhật ấn tượng.

Thật ra, điều đó không hẳn đúng. Một số phương pháp tiếp thu có vẻ như không dẫn đến loại thành kiến này khi tìm hiều về khả năng và năng lực của một người giống như trường hợp trên. Thật ra các thông tin tích cực có thể có tác động lớn hơn.

Hãy cùng quay trở lại trận đấu bóng đá trước đó. Khi một cầu thủ ghi bàn cuối cùng sẽ có ấn tượng tốt hơn về khả năng của họ hơn là khi cầu thủ đó lỡ một bàn thắng. Hai mặt của việc thay đổi ấn tượng cuối cùng đều rất nhất quán.

Nhìn chung, các hành vi được cho là ít xảy ra hơn thường có ảnh hưởng lớn hơn khi hình thành và thay đổi ấn tượng, như là các hành vi phù hợp với đạo đức và các hành động thể hiện năng lực.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với não bộ của chúng ta khi các ấn tượng đang được cập nhật? Sử dụng MRI hay còn gọi là cộng hưởng từ các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một hệ thống mở rộng của các khu vực trong não bộ chịu trách nhiệm phản ứng với các thông tin mới thu thập và không nhất quán với ấn tượng bên trong. Mạng lưới này bao gồm những khu vực thường được cho có liên quan tới tri thức xã hội, sự tập trung, và kiểm soạt nhận thức. Hơn nữa, khu cập nhật những ấn tượng này dựa trên hành vi của người đó hoạt động của vỏ não trước trán trong và khe thái dương trên kết nối với nhận thức về mức độ thường xuyên của những hành động này trong cuộc sống hàng ngày. Nói cách khác, não bộ dường như đang đánh dấu các đặc điểm tính cách được thống kê để đưa ra các quyết định phức tạp về tính cách của người khác. Nó cần quyết định liệu những hành vi của người này là điển hình hay bất thường? Trong hoàn cảnh này với người hâm mô bóng đá đáng ghét trở nên tốt bụng, bộ não bạn sẽ nói rằng, “Với kinh nghiệm của tôi, hầu như ai cũng sẽ cho người khác mượn ô, nhưng cách anh ấy cư xử trong trận đấu bóng, không hề bình thường.” Vì vậy, bạn sẽ quyết định nghe theo ấn tượng đầu tiên. Có điều tốt trong thông tin này: bộ não của bạn, và rộng hơn là bạn, có thể sẽ quan tâm tới những điều tiêu cực, trái đạo đức người khác làm hơn là những điều tích cực, hợp đạo đức, nhưng đó là kết quả tất yếu khi những hành động xấu thường hiếm xảy ra hơn là hành động tốt. Chúng ta thường quen thuộc với những người cơ bản tốt như là giúp đỡ một người lạ đang gặp khó khăn. Trong hoàn cảnh này, việc xấu có ấn tượng mạnh hơn việc tốt, chỉ vì việc tốt có rất nhiều.

Hãy nghĩ đến lần cuối cùng bạn đánh giá một người dựa trên hành động của họ đặc biệt khi bạn thật sự cảm thấy mình thay đổi suy nghĩ về một người nào đó. Có phải hành động khiến bạn thay đổi suy nghĩ về một người là điều bạn nghĩ rằng người đó sẽ làm, hay là một điều hoàn toàn bất thường?

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/us/blog/beautiful-minds/201012/popularity-first-sight

            https://www.wired.com/2012/11/amy-cuddy-first-impressions/

Người viết: Giảng viên_ Nguyễn Thị Bích Trâm

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: