Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

CHĂM SÓC GIẤC NGỦ CHO NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER16/11/2020

Bệnh Alzheimer là một trong những dạng phổ biến nhất thuộc Hội chứng Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 65 tuổi. Một số triệu chứng nổi bật nhất của Alzheimer gồm suy giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày của người cao tuổi. Bên cạnh các triệu chứng trên, rối loạn giấc ngủ cũng là vấn đề thường gặp ở người bệnh Alzheimer.

Thống kê cho thấy rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng tới 25% những người mắc hội chứng Sa sút trí tuệ giai đoạn nhẹ đến trung bình, và tới 50% người bệnh ở giai đoạn nặng. Nghiên cứu trên lâm sàng đã cho thấy càng ở giai đoạn muộn của bệnh, vấn đề rối loạn giấc ngủ sẽ càng trở nên nghiêm trọng.  

Các rối loạn giấc ngủ cụ thể phổ biến ở người mắc Alzheimer gồm: thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày, khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, mất ngủ, thường xuyên thức giấc vào nửa đêm hoặc sáng sớm. Ngoài ra, hội chứng mặt trời lặn Sundowning hay hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng khá phổ biến ở người mắc Alzheimer. Hội chứng Sundowning có thể xảy ra ở khoảng 20% người bệnh Alzheimer với tình tạng gia tăng kích động, lú lẫn, lo lắng, bất an vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối khi mặt trời lặn, thêm vào đó người bệnh có thể đi lang thang trong đêm. Đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ (Obstructive Sleep Apnea – OSA), người bệnh sẽ có biểu hiện ngưng thở, giảm thông khí lặp đi lặp lại trong khi ngủ.

Một số yếu tố có liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người mắc Alzheimer bao gồm:

-          Kiệt sức, hoạt động quá sức đến cuối ngày.

-          Nhịp sinh học thay đổi

-          Nhu cầu về giấc ngủ ít, điều này khá phổ biến ở người cao tuổi nói chung.

-          Mất định hướng về thời gian

-          Mất định hướng không gian khi trời tối, cảm thấy sợ hãi, bối rối, lo lắng.

Sau đây là một số gợi ý về chăm sóc giấc ngủ cho người mắc Alzheimer:

  • Điều trị các bệnh lý đi kèm: Một số bệnh lý như trầm cảm, chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên khi ngủ có thể gây nên các vấn đề rối loạn giấc ngủ.
  • Thiết lập và duy trì thói quen: Cần thiết lập và duy trì thói quen ăn uống, thức dậy và đi ngủ.
  • Khuyến khích các hoạt động thể chất ban ngày: Đi bộ và các hoạt động thể chất khác có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Hạn chế thời gian ngủ ngày
  • Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh: Giúp người bệnh thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc êm dịu; Hoặc điều chỉnh nhiệt độ phòng thoải mái có thể giúp người bệnh Sa sút trí tuệ ngủ ngon hơn.
  • Quản lí sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị triệu chứng nhận thưc và hành vi cho người bệnh Alzheimer có tác dụng phụ gây mất ngủ. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn sử dụng thuốc.
  • Cân nhắc việc sử dụng melatonin: Một số thuốc chứa Melatonin giúp cải thiện giấc ngủ và giảm tình trạng ở hội chứng Sundowning. Tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ điều trị để kiểm tra sự tương tác thuốc và liều dùng phù hợp.
  • Tạo không gian có ánh sáng thích hợp: Để tạo cảm giác an toàn, giảm cảm giác sợ hãi, lo lắng cho người bệnh Sa sút trí tuệ mà không tác động tới chu kỳ ngủ-thức, người chăm sóc có thể bật đèn ngủ êm dịu, cường độ sáng nhẹ sẽ giúp người bệnh an tâm ngủ ngon. Ngoài ra, ban ngày nên để người bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ duy trì lượng melatonin thấp, giúp người bệnh tỉnh táo, năng động hạn chế tình trạng ủ rũ, buồn ngủ ban ngày.

Một số lưu ý đối với người chăm sóc:

Nếu người bệnh thức dậy nửa chừng vào ban đêm, hãy bình tĩnh, nhẹ hàng và đừng tranh cãi. Thay vào đó hãy hỏi người bệnh cần gì, gặp vấn đề gì, có thể nguồn gốc vấn đề do tình trạng buồn tiểu, phòng quá nóng, quá lạnh…Sau khi xem xét giải quyết nguồn gốc vấn đề, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn họ trở lại giường ngủ, nhắc họ đã đến giờ đi ngủ.

Đa số người mắc Alzheimer là người cao tuổi cần được chăm sóc thường xuyên. Vì thế các phương pháp giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ không chỉ góp phần giúp chính người bệnh cải thiện tình trạng bệnh, mà còn giúp người chăm sóc có một giấc ngủ tốt hơn.

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/caregivers/in-depth/alzheimers/art-20047832

Người viết: Phạm Thị Huệ

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: