DỊCH TỄ HỌC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG18/05/2020
Bệnh tay-chân-miệng (Hand, foot and, mouth disease) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra, phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Là bệnh dễ lây lan, thường từ người sang người do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 đến 7 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ (thường là triệu chứng đầu tiên). Đầu tiên virus thường cư trú ở niêm mạc má hay niêm mạc hồi tràng. Sau 24 giờ, virus lan tới hạch bạch huyết.
Biến chứng nhiễm khuẩn huyết thường xảy ra nhanh chóng sau đó và virus di chuyển đến niêm mạc miệng và da. Vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao và virus bị thải loại.
Bệnh TCM thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành. Không phải tất cả những người nhiễm virus đều biểu hiện bệnh. Đối tượng trẻ nhũ nhi, trẻ em và thiếu niên dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nổi bật nhất do chưa có kháng thể chống lại bệnh. Khi cơ thể nhiễm bệnh sẽ tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh này tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.
Mức độ lưu hành của các virus ruột nên phụ nữ có thai nhiễm bệnh chiếm tỷ lệ tương đối cao. Biểu hiệ nhẹ nhàng hoặc không triệu chứng thường thấy ở nhiễm virus ruột trong thai kỳ. Không có dữ kiện nào chứng tỏ nhiễm virus trong quá trình mang thai gây nên các hậu quả xấu lên thai như sẩy tahi, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ nhiễm bệnh trong một thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus chotrẻ sơ sinh. Đa số những trẻ này chỉ biểu hiện bệnh nhẹ nhàng nhưng một số có thể biểu hiện bệnh cực kỳ trầm trọng đưa đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong hai tuần đầu sau sinh thì nguy cơ xảy ra bệnh nặng cao hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bệnh tay chân miệng. Wikipedia.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh tay – chân – miệng ngày 19/7/2011 Bộ y tế.
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- Bồ Đào Nha giảm tỷ lệ quá cân/ béo phì bằng cách đánh thuế đồ uống có đường.
- Tuyên bố chung của ICC-WHO: Một lời kêu gọi hành động chưa từng có của khu vực tư nhân để giải quyết COVID-19
- Thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân gây nguy hiểm cho nhân viên y tế trên toàn thế giới
- WHO-MƯỜI NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY TỬ VONG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
- KHUYẾN CÁO CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI CHO CỘNG ĐỒNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÒNG CHỐNG COVID-19
- NƯỚC MẮT NHÂN TẠO
- MỘNG THỊT
- Bổ sung kẽm, axit folic không cải thiện khả năng sinh sản của nam giới
- Tồn tại các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong máu mẹ liên quan với kích thước thai nhỏ
- Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Lyme không được điều trị