Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

LIỆU PHÁP ÂM NHẠC ĐỐI VỚI CHĂM SÓC VÀ TRỊ LIỆU TINH THẦN18/06/2022 08:54:33

       Từ “tinh thần” có nguồn gốc từ các từ tiếng Latinh “Spiritus” (có nghĩa là hơi thở, lòng dũng cảm, sức sống hoặc linh hồn) và từ “spirare” (có nghĩa là thở) [4]. Năm đặc điểm của tinh thần bao gồm: nhân thức được ý nghĩa, giá trị, kết nối với bản thân, người khác và môi trường xung quanh, nhận thức được sự tồn tại và giá trị của niềm tin/ đức tin/ tôn giáo tính ngưỡng, và sự trưởng thành và tiến bộ trong cuộc sống    

        Theo Rossetti và cộng sự (2017), âm nhạc được xem là một công cụ tạo điều kiện cho việc khám phá và khơi thông cảm xúc. Trong nhiều thế kỷ, âm nhạc đã được công nhận về các đặc tính trị liệu trong việc chữa lành cơ thể và tâm trí và điều trị bệnh thể chất hoặc tâm thần hoặc thậm chí được sử dụng bởi những người chưa biết chữ để giao tiếp từ xa. Trong truyền thống cổ xưa, âm nhạc cũng được đề cập đến như một phương pháp để duy trì sức khỏe của cơ thể và tâm hồn và là một phương thuốc để tự chữa bệnh, duy trì sự cân bằng [1].

          Trong những năm gần đây, quan điểm về chăm sóc sức khỏe toàn diện đã trở thành một khái niệm rộng rãi và bao trùm về chăm sóc sức khỏe tích cực. Liệu pháp âm nhạc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm lo lắng trong bối cảnh bệnh viện trong các thử nghiệm lâm sàng [2].

              Trong một nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên đối chứng của tác giả Rossetti và cộng sự (2017) trên 78 người bệnh ung thư vú và ung thư vòm họng sử dụng liệu pháp âm nhạc cho thấy tổng điểm trung bình đo lường tình trạng lo âu trước và sau của nhóm can thiệp lần lượt là 39.1 và 31.0 (P <.001), và điểm trung bình về ảnh hưởng triệu chứng trước và sau khi mô phỏng lần lượt là 3.2 và 1.7 (P <.001) [3].

            Trong một nghiên cứu định tính của Batt-Rawden (2010), Người bệnh đã khẳng đinh rằng liệu pháp này đã giúp cô mở ra “những căn phòng mới” trong chính mình và giúp kích hoạt hoặc truyền cảm hứng để họ phát triển hơn nữa trong quá trình phục hồi. Một số người khác cho rằng âm nhạc đã giúp họ gạt đi sự bảo thủ, chống đối và cởi mở hơn về sự thay đổi, nâng cao nhận thức về bản thân. Âm nhạc đã giúp người bệnh trong quá trình thay đổi, cách nó hàn gắn và chữa lành vết thương tinh thần, âm nhạc là một nguồn tài nguyên phong phú giúp phát triển các giá trị của bản thân [2].

 

TLTK:

  1. Ghaderi, A., Tabatabaei, S. M., Nedjat, S., Javadi, M., & Larijani, B. (2018). Explanatory definition of the concept of spiritual health: a qualitative study in Iran. Journal of medical ethics and history of medicine, 11.
  2. Rossetti, A., Chadha, M., Torres, B. N., Lee, J. K., Hylton, D., Loewy, J. V., & Harrison, L. B. (2017). The impact of music therapy on anxiety in cancer patients undergoing simulation for radiation therapy. International Journal of Radiation Oncology* Biology* Physics, 99(1), 103-110.
  3. Batt-Rawden, K. B. (2010). The benefits of self-selected music on health and well-being. The Arts in Psychotherapy, 37(4), 301-310.

 

                                                                                                            NGƯỜI VIẾT: NGUYỄN DIỆU HẰNG

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: