Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin điều dưỡng

Vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện nay13/09/2017

Sức khỏe dưới góc nhìn toàn diện là một tổng thể bao gồm các yếu tố thể chất, tâm thần và xã hội, chúng có sự ảnh hưởng qua lại mật thiết lẫn nhau, bất cứ một thay đổi nào lên yếu tố này cũng có thể kéo theo ít nhiều thay đổi, xáo trộn trong các yếu tố còn lại. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì sức khỏe là một trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là trạng thái không bệnh tật hay thương tật.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngành khoa học sức khỏe cũng có nhiều bước đột phá mới, đặc biệt trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị. Song song với sự phát triển đó, con người ngày càng phải đối mặt với sự biến đổi chóng mặt của các chủng loại bệnh tật và hệ lụy về sức khỏe  thể chất, tâm thần. Trong đó vấn đề về sức khỏe tâm thần dường như  có sự biến động mạnh mẽ trong những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội, sự du nhập của lối sống Âu- Mỹ... làm thay đổi đời sống xã hội, tinh thần của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ

Theo một thông báo của WHO thì trên thế giới cứ 4 người thì có 1 người sẽ có ít nhất 1 triệu chứng rối loạn tâm thần hoặc hành vi trong suốt cuộc đời của họ. Theo thống kê thì có khoảng 450 triệu người có các rối loạn tâm thần trên thế giới, trong đó trầm cảm chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là động kinh và tâm thần phân liệt. Gần 1 triệu người chết do tự tử và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai ở nhóm tuổi 15-29.

Rối loạn tâm thần dường như là một kẻ thù bất định, đôi khi có thể giấu mặt, xuất hiện và phát triển một cách âm thầm lặng lẽ hoặc biểu hiện một cách rõ ràng. Nhìn chung ở hình thức hay mức độ nào nó đều trở thành gánh nặng gây tổn thất về thể chất, tinh thần, kinh tế và xã hội với bản thân người bệnh, gia đình, cộng đồng và đất nước. Người có rối loạn tâm thần ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng  đến hiệu suất công việc, học tập, giao tiếp xã hội... dễ mất kiểm soát hành vi, gây tổn thương cho bản thân hoặc những người xung quanh.

Thực tế trong xã hội bệnh rối loạn tâm thần ít được sự quan tâm đúng mực, thậm chí còn bị miệt thị với các từ như điên, tâm thần... Theo WHO thì bệnh tâm thần  không được coi là một bệnh lý tâm thần mà được xem như là một khiếm khuyết trong tính cách. Có tới hơn 300 mã bệnh tâm thần, chỉ tính trên 10 mã bệnh phổ biến, nước ta đã 15% dân số bị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Hiện tại, chúng ta mới chỉ tập trung chăm sóc được một số bệnh thông thường nhưng vẫn phải đối mặt với sự hạn chế về nguốn nhân lực, hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần còn thiếu và không đồng bộ.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sức khỏe tâm thần, với nỗ lực chung của ngành Y tế, sức khỏe tâm thần đã được lồng ghép vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, tập trung xây dựng  mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng bao phủ 64 tỉnh thành. Việt Nam đã có những biến chuyển tích cực đáng kể trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần.

 

                                                                                                                                                         Nguyễn Diệu Hằng