Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

BẢO VỆ TRẺ EM TRONG CÔNG ƯỚC QUYỀN TRẺ EM18/06/2022 09:03:29

Nhiệm vụ của UNICEF là bảo vệ quyền trẻ em, đạt được các nhu cầu cơ bản và có cơ hội đạt được các năng lực tiềm tàng. UNICEF được hướng dẫn làm điều này theo Công ước quyền trẻ em.

Được xây dựng từ hệ thống luật và truyền thống văn hóa đa dạng, Công ước được toàn thế giới chấp nhận.Những tiêu chuẩn cơ bản được gọi là quyền con người đã thiết lập nên những quyền và tự do tối thiểu mà được tôn trọng bởi mọi quốc gia, mọi chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc, địa vị, giàu nghèo.

1. Công ước về quyền của trẻ em - Một công cụ liên kết hợp pháp

Công ước quyền trẻ em là công cụ quốc tế hợp pháp đầu tiên để hợp nhất các quyền của con người, quyền công dân, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Năm 1989, các nhà lãnh đạo thế giới quyết định rằng trẻ em cần một công ước đặc biệt cho riêng chúng vì trẻ em dưới 18 tuổi cần sự chăm sóc và bảo vệ đặc biệt mà người lớn không cần. Họ muốn thế giới ý thức được rằng trẻ em cũng có quyền con người.

Công ước đã tuyên bố những quyền này trong 54 bài báo và hai bản tường thuật với những quyền cơ bản của con người mà trẻ em mọi nơi đều có: quyền được sống, được phát triển đầy đủ, được bảo vệ khỏi ảnh hưởng tiêu cực, lạm dụng và bóc lột, quyền được tham gia đầy đủ vào cuộc sống gia đình, văn hóa, xã hội. 4 nguyên tắc chính của công ước là không phân biệt, tận tâm với trẻ, quyền được sống và phát triển, tôn trọng ý kiến của trẻ. Công ước bảo vệ quyền trẻ em thông qua lập nên các tiêu chuẩn trong sự chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đảm bảo quyền công dân hợp pháp.

Nhờ việc đồng ý thực hiện các nhiệm vụ của công ước, các quốc gia đã cam kết bảo vệ và đảm bảo quyền trẻ em và đồng ý chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế .

Vấn đề bảo vệ trẻ em có trong mọi nội dung luật pháp, chính trị, văn hóa của Việt Nam. Hãy xem hướng dẫn chi tiết của quốc gia. 

2. Sự ngược đãi trẻ em

 

- Ngược đãi trẻ em bao gồm làm tổn thương lâu dài sức khỏe thể lực và tinh thần của trẻ, kết quả là làm giảm tốc độ phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia.

- Ngăn ngừa ngược đãi trẻ em là điều có thể làm

- Các chương trình phòng ngừa hiệu quả hỗ trợ cha mẹ và dạy kĩ năng làm cha mẹ tích cực.

- Sự liên tục chăm sóc trẻ em và gia đình có thể làm giảm nguy cơ bị ngược đãi tái phát và giảm thiểu hậu quả của việc đó.

- Ngược đãi trẻ em là sự lạm dụng trẻ em dưới 18 tuổi. nó bao gồm tất cả các dạng ngược đãi về thể lực, cảm xúc, tình dục, sự bỏ mặc, bóc lột vì mục đích thương mại và các bóc lột khác gây tác hại rõ ràng hoặc tiềm tàng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ hoặc giá trị trong sự lien quan với trách nhiệm, lòng tin và sức mạnh. Sự quá khích trong mối quan hệ với bạn tình cũng có thể là dạng ngược đãi trẻ em.

- Ngược đãi trẻ em là một vẫn đề toàn cầu gây hậu quả nghiêm trọng. không có sự ước tính đáng tin cậy về tỷ lệ này. Số liệu ở nhiều nước đặc biệt các nước có nguồn thu nhập thấp và trung bình bị thiếu.

- Ngược đãi trẻ em thì rất phức tạp và khó nghiên cứu phụ thuộc vào từng nước và cách thức nghiên cứu. sự đánh giá phụ thuộc:

   + Định nghĩa về ngược đãi trẻ em được sử dụng;

   + Loại ngược đãi trẻ em được nghiên cứu;

   + Mức độ bao phủ và chất lượng của thống kê;

   + Mức độ bao phủ và chất lượng của nghiên cứu đòi hỏi sự tự báo cáo của nạn nhân, bố mẹ và người chăm sóc.

Tuy nhiên những nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra khoảng  20% phụ nữ và 5-10% nam giới bị lạm dụng tình dục từ khi còn là trẻ em. Trong khi đó 25–50% bị lạm dụng về thể lực. Hơn nữa, nhiều trẻ em bị ngược đãi về tình cảm và bị bỏ mặc.

Hàng năm khoảng 31000 trẻ em dưới 15 tuổi bị chết. Con số này đánh giá thấp sự xác thực của vấn đề này vì có tỷ lệ tử vong đáng kể do sự ngược đãi trẻ em được cho là không chính xác do các nguyên nhân như ngã, bỏng, chết đuối và các nguyên nhân khác.

Trong sự mâu thuẫn và ở những đối tượng tị nạn, trẻ nữ lại đặc biệt dễ bị tấn công bởi bạo lực tình dục, bóc lột và lạm dụng bởi lính, nhân viên an ninh, người hỗ trợ và các đối tượng khác.

3. Hậu quả của ngược đãi trẻ em

Ngược đãi trẻ em có thể gây ra các hậu quả lâu dài. Ngược đãi trẻ em gây căng thẳng thần kinh đẫn đến tổn hại sự phát triển não bộ trong giai đoạn sớm và hệ thống miễn dịch. Hậu quả là trẻ em bị ngược đãi có nguy cơ bị các rối loạn về hành vi, sức khỏe thể lực và trí tuệ như:

- Trở thành nạn nhân của bạo lực

- Trầm cảm

- Nghiện thuôc lá

- Béo phì

- Hành vi tình dục có nguy cơ cao

- Mang thai ngoài ý muốn

- Nghiện rượu và ma túy

Qua các hậu quả này, ngược đãi trẻ em dẫn đến các bệnh lý tim mạch, ung thư, tự tử và mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra còn có các ảnh hưởng về kinh tế như chi phí cho nằm viện, điều trị bệnh tâm thần, phúc lợi, chi phí cho sức khỏe lâu dài.

                                                                                                                                                                 Người viết

                                                                                                                                                           Đặng Thị Thanh Thương

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: