Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

CÁCH ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LỚN TUỔI TRONG THỜI TIẾT LẠNH16/01/2018

                                                 CÁCH ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LỚN TUỔI TRONG THỜI TIẾT LẠNH

 

     Hạ thân nhiệt (Hypothermia) hiện diện khi nhiệt độ trung tâm (core temperature) của cơ thể hạ xuống bằng hoặc thấp hơn 95 độ F (35 độ C). Ngay cả một sự giảm nhiệt độ nhỏ và tiếp xúc ngắn với thời tiết lạnh có thể phát triển thành hạ thân nhiệt. Một số dấu hiệu hạ thân nhiệt bao gồm nói chậm hoặc nói lắp; buồn ngủ hoặc lẫn lộn; run rẩy hoặc cứng ở cánh tay và chân; giảm kiểm soát chuyển động cơ thể; phản ứng chậm, hoặc mạch yếu.

    Các triệu chứng thông thường trong hạ thân nhiệt nhẹ, trung bình và nặng:

- HẠ THÂN NHIỆT NHẸ (32,2 đến 35 độ C) : làm giảm áp hệ thần kinh trung ương và làm gia tăng tốc độ chuyển hoá, mạch, và lượng sinh nhiệt bằng phản ứng run. Loạn vận ngôn (dysarthria), mất trí nhớ (amnesia), thất điều (ataxia), và lãnh đạm (apathy) thường là những dấu hiệu thông thường.

- HẠ THÂN NHIỆT TRUNG BÌNH (27 độ C đến 32,2 độ C) từ từ làm giảm tri giác và những dấu hiệu sinh tồn. Run lạnh bị biến mất vì loạn nhịp tim thường xảy ra. Đoạn Q-T kéo dài và một sóng J (Osborn wave) có thể xuất hiện ở chỗ nối giữa phức hợp QRS và đoạn ST. Bệnh nhân trở nên biến nhiệt (poikilothermic) và không thể sưởi ấm một cách ngẫu nhiên. Đi tiểu lạnh (cold diuresis) là do tăng thể tích máu trung ương ban đầu, gây nên bởi co mạch ngoại biên.

- HẠ THÂN NHIỆT NẶNG (<27 độ C) đưa đến hôn mê và mất phản xạ, với những dấu hiệu sinh tồn bị giảm áp sâu. Sự sản xuất CO2 giảm 50% đối với mỗi hạ nhiệt độ 8 độ; ít có kích thích hô hấp.

     Sau đây là một số cách để đảm bảo an toàn cho người lớn tuổi trong thời tiết lạnh:

 

                        Older woman outside in the snow, wearing hat, scarf, and winter coat

 

     Khi mùa đông trở lại, nhiệt độ lạnh hơn mang lại một số rủi ro đặc biệt cho người lớn tuổi và những người có bệnh mãn tính. Người lớn tuổi có thể mất nhiệt cơ thể nhanh hơn, và sự thay đổi trong cơ thể người lớn tuổi làm họ khó có thể nhận thức được sự giảm thân nhiệt. Kết quả có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm được gọi là hạ thân nhiệt.

     Những người cao tuổi đặc biệt dễ bị hạ thân nhiệt bởi vì phản ứng của cơ thể đối với lạnh có thể bị giảm sút do các bệnh mãn tính và bằng cách sử dụng một số loại thuốc. Nếu bạn nghi ngờ hạ thân nhiệt, hoặc nếu bạn quan sát thấy những triệu chứng này, hãy gọi số cấp cứu 115.

     Viện nghiên cứu quốc gia về người cao tuổi (The National Institute on Aging), một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia (the National Institutes of Health), có một số lời khuyên để giúp người cao tuổi ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm này:

     - Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để xem liệu có thuốc theo toa hoặc tự mua nào mà bạn đang dùng có thể làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt.
     - Đảm bảo ngôi nhà của bạn đủ ấm. Đặt bộ điều chỉnh nhiệt độ ít nhất 20-22 độ C ( 68-70 độ F). Ngay cả những ngôi nhà mát mẻ với nhiệt độ từ  15-18 độ C (60 - 65 độ F) có thể dẫn đến giảm thân nhiệt ở người lớn tuổi.
     - Để giữ ấm ở nhà, mặc đồ lót dài bên dưới quần áo của bạn cùng với vớ và dép. Sử dụng chăn, mền để giữ cho đôi chân và vai của bạn ấm, và đội mũ ấm trong nhà.
     - Khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, điều quan trọng là giữ ấm đầu, cổ bằng cách đội một chiếc mũ, cùng với chiếc khăn quàng, bởi vì phần lớn nhiệt cơ thể có thể bị mất qua đầu. Găng tay có thể giúp ngăn ngừa mất nhiệt cơ thể qua tay bạn. Mặc một số lớp quần áo lỏng để lớp không khí giữa các lớp áo giữ ấm cho cơ thể.
     - Hãy để ai đó biết khi bạn đi ra ngoài và mang theo một chiếc điện thoại di động nhằm liên lạc khi có sự cố bất ngờ.

 

TLTK: 1. Hypothermia and older adults. Kim Calvin. 2018. National Institutes of Health.

         2. HẠ THÂN NHIỆT (HYPOTHERMIA). BS NGUYỄN VĂN THỊNH. 2009.

 

                                                                                                                                                 Người viết: Phan Thị Hằng

 

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: