Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Hệ Miễn Dịch Của Cơ Thể15/03/2019

Hệ Miễn Dịch Của Cơ Thể

Một con muỗi đậu trên tay bạn, tiêm hóa chất của nó vào da bạn, và bắt đầu hút máu. Bạn thậm chí không biết nó ở đó nếu không có vết sưng đỏ, kèm theo cơn ngứa. Nó khó chịu, nhưng chỗ sưng đó là dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang được hệ miễn dịch bảo vệ. Đây là cơ quan chủ yếu bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, ốm đau và bệnh tât. Hệ thống này là mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan điều phối sự phòng vệ của cơ thể chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đến sức khỏe. Không có nó, bạn sẽ bị phơi nhiễm với hàng tỷ vi khuẩn, virus và chất độc có thể tạo ra như vết cắt hay cơn cảm lạnh chết người khi giao mùa.

Hệ 1 

Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của một bạch cầu trung tính (màu vàng) đang nuốt vi khuẩn bệnh than (màu cam).

Hệ miễn dịch dựa vào hàng triệu tế bào máu trắng phòng vệ được gọi là bạch cầu, có nguồn gốc từ tủy xương của chúng ta. Những tế bào này di chuyển đến mạch máu và hệ bạch huyết, mạng lưới mạch giúp làm sạch độc tố trong cơ thể và chất thải.

Cơ thể chúng ta có nhiều bạch cầu, khoảng 4000 đến 11000 tế bào bạch cầu trong mỗi micro lít máu. Do di chuyển xung quanh, bạch cầu làm việc như những nhân viên bảo vệ, liên tục kiểm tra máu, mô và các cơ quan để phát hiện dấu hiệu đáng nghi. Hệ thống này chủ yếu dựa vào các dấu hiệu gọi là kháng nguyên. Dấu vết cấp phân tử này trên bề mặt mầm bệnh và những chất lạ khác tiết lộ sự hiện diện của những kẻ xâm nhập. Ngay khi bạch cầu phát hiện ra chúng, phản ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể chỉ mất vài phút để xảy ra.

Các mối đe dọa đối với cơ thể vô cùng đa dạng, do đó phản ứng miễn dịch cũng phong phú không kém. Hệ miễn dịch phải dựa vào nhiều loại bạch cầu khác nhau để giải quyết các mối đe dọa theo nhiều cách khác nhau. Bất chấp mức độ đa dạng, tế bào bạch cầu được phân thành hai nhóm chính, chúng phối hợp với nhau tạo thành hai lớp tấn công. Đầu tiên, những thực bào kích hoạt phản ứng miễn dịch bằng cách gửi đại thực bào và tế bào đuôi gai đến máu. Trong lúc tuần hoàn, chúng tiêu diệt mọi tế bào lạ mà chúng bắt gặp, đơn giản bằng cách tiêu hóa. Cách đó cho phép thực bào nhận diện kháng nguyên trên những kẻ xâm nhập mà chúng vừa tiêu hóa và truyền thông tin đến nhóm tế bào chính thứ hai để bố trí phòng thủ, nhóm tế bào bạch huyết.

Một nhóm tế bào bạch huyết gọi là tế bào T đi tìm tế bào cơ thể nhiễm khuẩn và nhanh chóng tiêu diệt chúng. Trong khi đó, những tế bào B và tế bào T hỗ trợ dùng thông tin thu thập được từ những kháng nguyên chuyên biệt để bắt đầu sản xuất protein đặc biệt gọi là kháng thể. Đây là bộ phận chủ lực. Mỗi kháng nguyên mang theo một kháng thể phù hợp có thể bám vào nó như ổ khóa và chìa khóa, và hủy diệt tế bào xâm nhập. Những tế bào B có thể sản xuất hàng triệu kháng thể đi khắp cơ thể để tấn công những kẻ xâm nhập đến khi phần tồi tệ nhất của mối đe dọa bị vô hiệu hóa.

Hệ 2 

Ảnh của kính hiển vi điện tử quét, ta có thể nhận ra hồng cầu, một vài bạch cầu như lymphocyte (bạch cầu lypm-pho), bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, và nhiều tiểu cầu hình đĩa.

Trong khi cuộc chiến diễn ra, các triệu chứng quen thuộc như sốt cao và sưng đau thực chất là những quá trình được thiết kế để hỗ trợ phản ứng miễn dịch. Cơ thể ấm sẽ khiến virus và vi khuẩn khó sinh sản và lan rộng hơn vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ. Khi tế bào cơ thể bị tổn thương, chúng tiết ra nhứng hóa chất làm chất lỏng rò rỉ vào các mô xung quanh, tạo nên chỗ sưng. Nó cũng thu hút thực bào, tiêu diệt những kẻ xâm nhập và tế bào bị tổn thương.

Thông thường, phản ứng miễn dịch sẽ xóa sổ mối đe dọa trong vài ngày. Hệ miễn dịch không giúp bạn khỏi bị ốm, nhưng đó không phải mục đích của nó. Công việc của nó là ngăn cản mối đe dọa tiến triển thành cấp độ nguy hiểm bên trong cơ thể bạn.

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/320101.php

Người viết: Giảng viên_Nguyễn Thị Bích Trâm