Các ảo giác_Hallucination16/01/2019
CÁC ẢO GIÁC
Não người là cấu trúc phức tạp nhất từng được biết tới. Có hơn 100 tỷ neuron trong bộ não với hàng nghìn tỷ đường dẫn nối giữa chúng. Dù cố hết sức mô phỏng bộ não, chúng ta chỉ có thể bắt chước một phần nhỏ khả năng của chúng. Nhưng cái giá phải trả cho sự phức tạp này là đôi khi, bộ não đi sai hướng, ví dụ như khi gặp ảo giác. Não bộ sẽ lấy thông tin từ các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi và da để tạo nên bức tranh hoàn chỉnh.
Đôi lúc, não bộ bỏ qua tất cả và khiến bạn mắc lừa. Đã bao giờ bạn nghe thấy tên bạn khi đang ở một mình? Nghe thấy tiếng nói thực ra là ảo giác phổ biến nhất. Điều này đặc biệt đúng với những người bị tâm thần phân liệt gây ra một phần do sự mất cân bằng hóa học ở vùng dưới đồi, vùng não bộ chịu trách nhiệm điều phối các vùng khác làm việc cùng nhau. Với người tâm thần, giọng nói này nghe thật đến mức giống như ai đó trong phòng đang nói với họ.
Sự cố ở não bộ cũng khiến bạn trông thấy những thứ không có thực như gương mặt với răng và mắt lớn nếu vùng não tên hồi hình thoi hoạt động quá mức. Động kinh, khối u hay chứng đau đau nửa đầu có thể gây hội chứng Alice ở Xứ sở thần tiên khiến con người thấy thế giới xung quanh trở nên khổng lồ hoặc tí hon.
Đau nửa đầu cũng có thể gây ra các ảo giác khác như hình răng cửa bay lơ lửng. Mọi thứ có vẻ hơi kỳ quặc ở đây. Ảo giác cũng xảy ra khi các giác quan của bạn hoạt động không bình thường. Những người mù có thể sẽ trải qua hội chứng Charles Bonnet và thấy một khung cảnh bày ra trước mắt dù cảm thấy họ không thuộc về nơi ấy. Thay vào đó, họ sẽ có cảm giác như đang xem một bộ phim buồn tẻ.
Người già tai kém đôi khi nghe thấy tiếng nhạc rõ đến mức khiến họ tin chắc hàng xóm đang bật nhạc ầm ỹ. Bạn vẫn có thể gặp ảo giác dù bộ não khỏe mạnh và các giác quan làm việc bình thường. Nó có thể xảy ra khi bạn đang mệt mỏi vì thiếu ngủ, đói hoặc sốt. Những người đang đau buồn thường nghe, nhìn hoặc cảm thấy sự hiện diện của người thân đã mất.
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Hallucination
Người viết: Giảng viên_Nguyễn Thị Bích Trâm
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- Như thế nào là một quy trình sơ cấp cứu đúng?
- UNG THƯ VÚ
- Các men lợi khuẩn có thể ngăn chặn sự phát triển của tụ cầu khuẩn
- Bạn cần hoạt động thể lực bao nhiêu?
- TẠI SAO TẬP THỂ DỤC KHÔNG LÀM BẠN GIẢM CÂN
- “HORMONE TẬP THỂ DỤC” GẮN LIỀN VỚI LỢI ÍCH TĂNG CƯỜNG XƯƠNG
- TÌM KIỄM NHỮNG CÁCH MỚI ĐỂ CHỐNG LẠI BỆNH CÚM TỪ HỌ LẠC ĐÀ NAM MỸ
- GẦN 30 TRIỆU TRẺ SƠ SINH BỊ BỆNH VÀ SINH NON CẦN ĐIỀU TRỊ HÀNG NĂM
- WHO RA MẮT LOẠT HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI TỊ NẠN VÀ NGƯỜI DI CƯ
- TIÊM PHÒNG CÚM CÓ THỂ HIỆU QUẢ HƠN VẮC-XIN MŨI