Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

Rối loạn tự kỷ và các vấn đề sớm về giấc ngủ ở những trẻ có nguy cơ16/06/2020

Tự kỷ là một rối loạn thần kinh và phát triển, xảy ra sớm và ảnh hưởng đến khả năng tương tác với người xung quanh, khả năng giao tiếp và khả năng học hỏi. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trẻ nhỏ có anh chị em mắc rối loạn tự kỷ cũng có nguy cơ cao hơn được chẩn đoán mắc rối loạn này.

Một nghiên cứu nhỏ của Viên Y tế Quốc gia đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu dài hạn về những đứa trẻ có và không có anh chị em mắc rối loạn tự kỷ. Khi trẻ được 6 và 12 tháng tuổi, cha mẹ được yêu cầu trả lời câu hỏi về tính khí của trẻ, mức độ khó khăn vào thời điểm đi ngủ và ngủ trở lại sau khi thức dậy vào ban đêm. Vào những khoảng thời gian này, những đứa trẻ cũng được quét MRI để theo dõi sự phát triển não bộ của chúng. Sau 24 tháng, những đứa trẻ này được đánh giá xem có hay không nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ.

Trong số 432 trẻ tham gia nghiên cứu, có 305 anh chị em được chẩn đoán mắc rối loạn tự kỷ trước đó. Trong nhóm này, 71 trẻ cũng được chẩn đoán mắc rối loạn sau 24 tháng; trong khi có 234 trẻ em trong nhóm này không đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn tự kỷ. Không có trẻ nào đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn tự kỷ trong số 127 trẻ không có anh chị em được chẩn đoán tự kỷ trước đó.

Trung bình, trẻ em có nguy cơ cao đáp ứng các tiêu chí về rối loạn tự kỷ có điểm cao hơn đối với các vấn đề về giấc ngủ ở 6 và 12 tháng, so với các nhóm khác. Những đứa trẻ này cũng có sự phát triển nhiều hơn ở vùng đồi hải mã trong thời gian từ 6 đến 24 tháng, so với những đứa trẻ có nguy cơ cao không có vấn đề về giấc ngủ. Phát hiện này là đáng chú ý vì hải mã có liên quan đến việc lưu trữ và truy xuất ký ức, và các nghiên cứu trước đây ở người trưởng thành đã tìm ra sự liên quan giữa chứng mất ngủ với thể tích vùng đồi hải mã nhỏ hơn.

Nghiên cứu không tìm kiếm mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, vì vậy các tác giả không thể nói tại sao các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến thể tích hải mã lớn hơn ở những đứa trẻ đáp ứng tiêu chí chẩn đoán rối loạn tự kỷ. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nghiên cứu của họ không thể cung cấp thông tin về chất lượng tổng thể của giấc ngủ ở trẻ, chẳng hạn như mức độ gián đoạn giấc ngủ và thời gian ngủ. Các tác giả nghiên cứu đề nghị tiến hành các nghiên cứu với các phương pháp đánh giá toàn diện hơn để xác nhận phát hiện của họ.

Nếu được xác nhận bởi các nghiên cứu chuyên sâu hơn, các kiểu rối loạn giấc ngủ ở giai đoạn đầu đời có thể được sử dụng để xác định nguy cơ mắc rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh (có anh chị em được chẩn đoán rối loạn tự kỷ trước đó).

 

Người viết: Phạm Thị Ngọc An

Nguồn tham khảo: https://www.nih.gov/news-events/news-releases/nih-funded-study-links-early-sleep-problems-autism-diagnosis-among-risk-children truy cập ngày 13/06/2020

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: