Image SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage Slider

Tin nổi bật:

Thông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡngThông báo về việc công bố Dự thảo Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng
Thông tin y học

WHO KÊU GỌI HẠN CHẾ TIÊU THỤ VÀ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE CỦA ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG15/07/2023 13:30:43

WHO KÊU GỌI HẠN CHẾ TIÊU THỤ VÀ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE CỦA ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG

        Giảm tiêu thụ đồ uống có đường có nghĩa là giảm lượng “đường tự do” và lượng calo tổng thể thấp hơn, cải thiện dinh dưỡng và ít người bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường và sâu răng hơn. Đường tự do đề cập đến monosacarit (như glucose hoặc fructose) và disacarit (như sucrose hoặc đường ăn) được nhà sản xuất, người tiêu dùng thêm vào thực phẩm và đồ uống và đường tự nhiên có trong mật ong, xi-rô, nước ép trái cây và trái cây nước ép cô đặc.

        Sử dụng đồ uống có đường làm tỷ lệ béo phì, đái tháo đường gia tăng. Tiến sĩ Douglas Bettcher, Giám đốc Ban Phòng chống các bệnh không lây nhiễm của WHO cho biết: “Việc tiêu thụ đường tự do, bao gồm các sản phẩm như đồ uống có đường, là một yếu tố chính làm gia tăng số người mắc bệnh béo phì và đái tháo đường trên toàn cầu”.  Trong năm 2014, hơn 1/3 (39%) người lớn trên toàn thế giới từ 18 tuổi trở lên bị thừa cân. Tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1980 đến năm 2014, với 11% nam giới và 15% phụ nữ (hơn nửa tỷ người trưởng thành) được phân loại là béo phì. Ngoài ra, ước tính có khoảng 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì vào năm 2015, tăng khoảng 11 triệu trẻ em trong 15 năm qua. Gần một nửa (48%) số trẻ em này sống ở Châu Á và 25% ở Châu Phi. Số người mắc bệnh đái tháo đường cũng đang tăng lên, từ 108 triệu người năm 1980 lên 422 triệu người năm 2014. Căn bệnh này là nguyên nhân trực tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong chỉ riêng trong năm 2012.

Cần giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày. Tiến sĩ Francesco Branca, Giám đốc Ban Dinh dưỡng vì Sức khỏe và Phát triển của WHO cho biết. “Về mặt dinh dưỡng, con người không cần bất kỳ loại đường nào trong chế độ ăn uống của họ. WHO khuyến cáo rằng nếu tiêu thụ đường tự do, nên giữ lượng tiêu thụ dưới 10% tổng nhu cầu năng lượng và giảm xuống dưới 5% để có thêm lợi ích cho sức khỏe. Điều này tương đương nên sử dụng ít hơn 250 ml đồ uống có đường mỗi ngày” Theo báo cáo mới của WHO, các cuộc điều tra quốc gia về chế độ ăn uống chỉ ra rằng đồ uống và thực phẩm chứa nhiều đường tự do có thể là nguồn cung cấp calo không cần thiết chính trong chế độ ăn, đặc biệt là đối với trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên.

Sử dụng chính sách để giảm tiêu dùng. Báo cáo trình bày kết quả của một cuộc họp giữa năm 2015 của các chuyên gia toàn cầu do WHO triệu tập và một cuộc điều tra về 11 đánh giá có hệ thống gần đây về hiệu quả của các biện pháp can thiệp chính sách để cải thiện chế độ ăn uống và ngăn ngừa các bệnh không lây nhiễm. Những phát hiện khác bao gồm:

  • Trợ cấp cho rau quả tươi làm giảm giá từ 10–30% có thể làm tăng tiêu thụ rau quả.
  • Việc đánh thuế một số loại thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường tự do và/hoặc muối với bằng chứng hiện có cho thấy rõ ràng rằng việc tăng giá của những sản phẩm này sẽ làm giảm mức tiêu thụ của chúng.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt, chẳng hạn như thuế áp dụng cho các sản phẩm thuốc lá, áp dụng một mức thuế cố định (cụ thể) đối với một số lượng hoặc khối lượng nhất định của sản phẩm, hoặc thành phần cụ thể, có khả năng hiệu quả hơn thuế bán hàng hoặc các loại thuế khác dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá bán lẻ.
  • Sự ủng hộ của công đồng đối với việc tăng thuế có thể tăng lên nếu việc này làm giảm chi phí về y tế, khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh hơn và tăng cường hoạt động thể chất.

Một số quốc gia đã thực hiện các biện pháp tài chính để bảo vệ người dân khỏi các sản phẩm không lành mạnh. Bao gồm Mexico, quốc gia đã thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống không cồn có thêm đường và Hungary đã áp thuế đối với các sản phẩm đóng gói có hàm lượng đường, muối hoặc caffein cao. Các quốc gia như Philippines, Nam Phi, Anh và Bắc Ireland cũng đã công bố ý định thực hiện thuế đối với đồ uống có đường.

 TLTK: WHO 

                                                                                          Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

»     Tin mới nhất:

»     Tin khác: