Vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý17/01/2024
VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
Vàng da xảy ra khi bilirubin máu tăng trên giới hạn bình thường. Thường gặp khoảng 50% ở trẻ đủ tháng và hơn 80% ở trẻ non tháng. Vàng da sơ sinh có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. Thông thường, vàng da sinh lý xuất hiện 2 ngày sau sinh và thường tự hết trong thời gian 2-3 tuần, trẻ vàng da nhưng vẫn khỏe. Riêng đối với trẻ vàng da bệnh lý thì xuất hiện thời gian trước 24 giờ sau sinh. Đối với trẻ vàng da bệnh lý, sẽ xảy ra tình trạng bỏ bú, bú kém, lừ đừ, khóc thét, kèm sốt…
Để đánh giá mức độ vàng da ở trẻ, phải quan sát màu da dưới ánh nắng mặt trời; dùng tay ấn lên da theo tuần tự mặt (trán), ngực (trước xương ức), bụng, đùi, lòng bàn tay, bàn chân. Nếu trẻ vàng da càng nặng, thì vùng vàng da càng đi xuống dưới thấp. Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng: trẻ có tỉnh, lanh lợi, bú tốt hay lừ đừ… theo dõi nhiệt độ cơ thể và màu phân, nước tiểu trẻ.
Khi phát hiện trẻ bị vàng da sơ sinh, cần hướng dẫn mẹ tiếp tục cho con bú sữa mẹ theo dõi diễn tiến vàng da: vùng vàng da tới vị trí nào, ở ngày tuổi thứ mấy, có triệu chứng kèm theo hay không…?
Trẻ vàng da có dấu hiệu nặng khi có kèm theo một số dấu hiệu: lừ đừ, bỏ bú, giảm vận động, khóc thét, co gồng, sốt, nước tiểu rất sậm màu, phân bạc màu hoặc trắng như phân cò… Thời gian vàng da kéo dài quá 2 tuần (ở trẻ đủ tháng) hoặc 3 tuần (ở trẻ non tháng).
Thông thường đối với điều trị trẻ vàng da, bác sĩ dùng biện pháp chiếu đèn, sử dụng đèn chuyên dụng ánh sáng xanh để điều trị. Đối với những trường hợp vàng da sơ sinh nặng hơn, không đáp ứng với liệu pháp chiếu đèn, bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và chỉ định biện pháp thay máu bán phần hoặc toàn phần.
Đối với trẻ bị vàng da bệnh lý, chất vàng da (bilirubin gián tiếp) tăng quá nhiều sẽ thấm qua hàng rào máu não gây tổn thương tế bào thần kinh (vàng da nhân). Trường hợp trẻ vàng da do tăng bilirubin trực tiếp (thường do teo đường mật bẩm sinh) có thể gây xơ gan nếu không được phát hiện điều trị sớm.
Người viết: Đặng Thị Thanh Thương
» Tin mới nhất:
- Sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hành động khẩn cấp khi số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu tăng gấp bốn lần trong những thập kỷ qua
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn
- Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
- NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2024
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- TỶ LỆ TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM TOÀN CẦU BỊ ĐÌNH TRỆ KHIẾN NHIỀU TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC BẢO VỆ
- SỬ DỤNG VÁC XIN TỐT HƠN CÓ THỂ GIÚP GIẢM 2,5 TỶ LIỀU KHÁNG SINH MỖI NĂM
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C
» Tin khác:
- NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI BỊ LÃNG QUÊN NĂM 2024
- Cách điều trị những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu
- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ KHI PHẪU THUẬT KHÔNG PHẢI LÀ LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH UNG THƯ PHỔI
- Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế
- Quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh
- KIỂM SOÁT HÚT THUÔC LÁ ĐIỆN TỬ Ở TRẺ EM
- NGÀY BAO PHỦ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TOÀN DÂN 2023
- Bệnh suy thận mạn
- BẰNG CHỨNG MỚI VỀ SÀNG LỌC VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CHO PHỤ NỮ NHIỄM HIV
- Chăm sóc trẻ bị táo bón