XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ( RESEARCH VARIABLES)15/10/2017
XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ( RESEARCH VARIABLES)
Biến số được chia thành nhiều loại nhằm giải thích việc sử dụng chúng trong nghiên cứu.
Biến độc lập và biến phụ thuộc ( independent and dependent variable)
Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là cơ sở để xây dựng giả thiết cho những nghiên cứu mối tương quan, nghiên cứu bán can thiệp (quasi-experimental research) , nghiên cứu thực nghiệm (experimental research). Biến độc lập là một hoạt động hoặc yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc là phản ứng, hành vi hoặc kết quả mà người nghiên cứu muốn dự đoán hoặc giải thích. Sự thay đổi của biến phụ thuộc được giả định là do biến độc lập.
Biến ngoại lai ( extraneous variables):
Biến ngoại lai có trong tất cả các nghiên cứu và có thể ảnh hưởng đến việc đo lường các biến và mối quan hệ giữa chúng. Biến ngoại lai là mối quan tâm chính của nghiên cứu định lượng vì chúng gây cản trở việc hiểu rõ về mối quan hệ hoặc nguyên nhân trong nghiên cứu. Một số biến ngoại lai không được phát hiện cho đến khi nghiên cứu được tiến hành hoặc hoàn thành do đó làm ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cố gắng phát hiện và kiểm soát các biến này nhiều nhất có thể trong nghiên cứu bán can thiệp và can thiệp, đồng thời thiết kế cụ cách để kiểm soát ảnh hưởng của chúng.
Những biến ngoại lai không được phát hiện cho đến khi nghiên cứu được thực hiện hoặc được phát hiện trước khi nghiên cứu bắt đầu nhưng không thể kiểm soát được gọi là biến gây nhiễu (confounding variables).
Biến môi trường ( environmental variables) là một loại của biến ngoại lai, tồn tại trong địa bàn nghiên cứu. Ví dụ như: thời tiết, gia đình, hệ thống sức khỏe, tổ chức chính phủ. Nếu nghiên cứu về con người trong môi trường tự nhiên hay không có kiểm soát thì khó để kiểm soát tất cả các biến môi trường. Biến môi trường trong nghiên cứu bán can thiệp và can thiệp có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm hoặc cơ sở nghiên cứu được thiết kế đặc biệt tại bệnh viện.
Biến nhân khẩu học ( demographic variables )
Biến nhân khẩu học là những đặc điểm, thuộc tính của chủ thể, được thu thập để mô tả mẫu nghiên cứu. Một số biến nhân khẩu học phổ biến là tuổi, trình độ học vấn, giới tính, tôn giáo, dân tộc, tình trạng hôn nhân, thu nhập cá nhân, nghề nghiệp, chẩn đoán y khoa. Khi nghiên cứu được hoàn thành, dữ liệu nhân khẩu học được phân tích để cung cấp bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của mẫu nghiên cứu (sample characteristics). Đặc điểm của mẫu nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng bảng hoặc tường thuật trong báo cáo nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo:
Burns, N., Grove, S.K.(1999). Understanding Nursing Research (2nd ed) . Philadelphia: WB. Saunders
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
» Tin mới nhất:
- THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG
- HỌC THUYẾT THÍCH NGHI CỦA ROY (ROY’S ADAPTATION MODEL)
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG EBP
- HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NĂM HỌC 2020-2021
- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- PHÂN LOẠI ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐIỀU DƯỠNG 2013-2019
- Học thuyết chăm sóc con người của Jean Watson (Human caring)
- Danh sách đề tài NCKH GV khoa điều dưỡng năm học 2018 - 2019
» Tin khác:
- XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
- VÀI TRÒ THỐNG KÊ TRONG Y HỌC
- Cách xác định vấn đề nghiên cứu
- Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và nghiên cứu Điều dưỡng
- THỐNG KÊ Y HỌC, CÁCH SẮP XẾP VÀ TỔ CHỨC SỐ LIỆU
- VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
- LƯỢNG GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH TRẠNG KHỎE MẠNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Viết báo cáo đề tài nghiên cứu (Report writing)
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học (Research Methodology)