KHUNG NGHIÊN CỨU (RESEARCH FRAMEWORK)08/01/2018
KHUNG NGHIÊN CỨU (RESEARCH FRAMEWORK)
Khung lý thuyết (framework) bao gồm tập hợp các khái niệm, sử dụng để giải thích, mô tả cho một hiện tượng được nghiên cứu, được xây dựng dựa trên các học thuyết. Nhà nghiên cứu sẽ giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm. Khung lý thuyết chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Các bước để xây dựng khung nghiên cứu:
1. Lựa chọn và xác định các khái niệm (Concept): dựa trên hiện tượng/vấn đề được nghiên cứu.
Ví dụ:
Mục đích nghiên cứu là: nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2.
Các khái niệm có thể được tìm hiểu là: tự quản lý, nhân khẩu học, thời gian mắc bệnh, kiến thức về bệnh Đái tháo đường, niềm tin vào bản thân, niềm tin vào điều trị, niềm tin tín ngưỡng, sự trao quyền, hỗ trợ từ xã hội…
• Người nghiên cứu tự phát triển các định nghĩa về các khái niệm trong nghiên cứu: có thể xây dựng khái niệm dựa trên những học thuyết điều dưỡng, những nghiên cứu trước đây, những tài liệu phát triển bộ công cụ hoặc từ bộ công cụ.
• Mỗi biến nghiên cứu cần liên quan đến 1 khái niệm, định nghĩa của khái niệm và phương pháp đánh giá.
2. Xây dựng mối liên hệ giữa các khái niệm:
• Khi viết về mối liên hệ giữa các khái niệm cần phải dựa trên những học thuyết hoặc đã được kiểm chứng thông qua các nghiên cứu khác.
Ví dụ:
Hỗ trợ từ vợ/chồng có mối tương quan thuận với tự quản lý bệnh Đái tháo đường
Niềm tin tín ngưỡng có mối tương quan nghịch với tự quản lý bệnh Đái tháo đường.
3. Viết các giả thiết nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu
4. Xây dựng 1 bản đồ khái niệm
• Bản đồ khái niệm được sử dụng để mô tả mối liên quan bên trong các khái niệm, giải thích những khái niệm nào là liên quan hay là nguyên nhân dẫn đến kết quả. Bản đồ khái niệm tóm tắt và tích hợp về hiện tượng một cách ngắn gọn và rõ ràng hơn so với giải thích hiện tượng bằng lý thuyết. Bản đồ khái niệm sẽ bao gồm những khái niệm chính của học thuyết hoặc khung lý thuyết, những khái niệm được liên kết bằng những mủi tên thể hiện mối liên hệ giữa chúng.
Ví dụ: những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
T test hoặc ANOVA để tìm mối quan hệ giữa huyết áp và những yếu tố ảnh hưởng
Tài liệu tham khảo:
- Burns, N., Grove, S.K. (1999). Understanding Nursing Research (2nd ed) . Philadelphia: WB. Saunders
- Research process: framework, Burapha Univerity
Người viết: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
» Tin mới nhất:
- THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ ĐỐI CHỨNG
- HỌC THUYẾT THÍCH NGHI CỦA ROY (ROY’S ADAPTATION MODEL)
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- THỰC HÀNH DỰA VÀO BẰNG CHỨNG EBP
- HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NĂM HỌC 2020-2021
- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
- PHÁT TRIỂN BỘ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
- PHÂN LOẠI ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA ĐIỀU DƯỠNG 2013-2019
- Học thuyết chăm sóc con người của Jean Watson (Human caring)
- Danh sách đề tài NCKH GV khoa điều dưỡng năm học 2018 - 2019
» Tin khác:
- XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ( RESEARCH VARIABLES)
- XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
- VÀI TRÒ THỐNG KÊ TRONG Y HỌC
- Cách xác định vấn đề nghiên cứu
- Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và nghiên cứu Điều dưỡng
- THỐNG KÊ Y HỌC, CÁCH SẮP XẾP VÀ TỔ CHỨC SỐ LIỆU
- VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
- LƯỢNG GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG VÀ TÌNH TRẠNG KHỎE MẠNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Viết báo cáo đề tài nghiên cứu (Report writing)
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học (Research Methodology)